Lo lắng là một hiện tượng hay gặp ở các mẹ bầu trong quá trình mang thai nói chung, nhất là trong giai đoạn đầu tiên. Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm không phải quá xa lạ. Thế nhưng bạn cần có những kiến thức căn bản để biết được đâu là sinh lý bình thường chỉ cần nghỉ ngơi điều dưỡng tại nhà. Và đâu là dấu hiệu cảnh báo cũng những bệnh lý nghiêm trọng cần đến gặp bác sĩ sản khoa ngay lập tức. Cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc của họ trong bài viết dưới đây:
Nội dung
Sự phát triển bình thường của thai nhi ở tuần thứ 7
Mang thai là một cuộc hành trình đầy kì diệu và ý nghĩa của một người phụ nữ. Từ việc xuất hiện một sinh linh nhỏ bé trong cơ thể mình, rồi việc thai nhi lớn dần theo từng ngày và cuối cùng là chào đời. Trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày đó, mẹ và cả gia đình luôn luôn quan tâm đến từng thay đổi nhỏ nhất của mình. Nhất là với những bà mẹ lần đầu mang thai. Vì họ rất sợ những tình huống xấu xảy ra với bé và mẹ.
Từ khi bắt đầu có thai đến khi sinh nở, người ta chia ra làm 3 giai đoạn chính gọi là tam cá nguyệt. Nó tương ứng với 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kì. Trong đó tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 3 được coi là giai đoạn quan trọng nhất. Chính bởi vì 3 tháng đầu thai tượng chưa ổn định, thai nhi chưa bám chắc vào tử cung của người mẹ nên có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Ba tháng cuối là giai đoạn sắp sinh, cần chuẩn bị thật tốt.
Mang thai ở tuần thứ 7 thuộc giai đoạn giữa của tam cá nguyệt thứ nhất. Khi này thai nhi có kích thước chỉ bằng một quả mâm xôi. Chiều dài khoảng 9 – 15cm. Cân nặng cũng chỉ đến vài gram. Vì vậy hình thể bề ngoài của bà bầu chưa có những thay đổi rõ rệt. Thế nhưng đây cũng là giai đoạn phát triển nhanh nhất của thai nhi. Bé bắt đầu hình thành các ngón chân và ngón tay. Phần xương đuôi ban đầu cũng dần dần co lại, một thời gian sau sẽ biến mất mà không còn vết tích.
7 tuần tuổi là lúc thai nho xuất hiện mí mắt. Các cơ quan, nội tạng trong cơ thể cũng được biệt hoá. Ví dụ như các nhánh của phổi phát triển với ống thở kéo dài từ cổ họng. Hệ thần kinh sơ khai được thiết lập từ các tế bào thần kinh phân nhánh được kết nối với nhau. Lúc này thì chúng ta đi siêu âm cũng chưa thể khẳng định là con trai hay con gái ngay được. Vì cơ quan sinh dục chưa định hình đầy đủ.
Một điều diệu kì nhất là tuần thứ 7 này chúng ta đã có thể nghe được tim thai một cách rõ ràng nhất. Có sự hình thành vách ngăn giữa tâm thất trái và tâm thất phải. Nếu muốn lắng nghe thì cha với mẹ phải sử dụng thiết bị y tế. Nhưng chỉ như vậy thôi cũng đã là niềm hạnh phúc vô bờ đối với họ rồi.
Hiện tượng mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm
Trong suốt quá trình mang thai mẹ luôn chú ý đến những biểu hiện của cơ thể. Chỉ cần có thứ gì khác thường là các mẹ đã quýnh lên vì lo lắng. Trong tuần thứ 7 mang thai này có một hiện tượng mà các mẹ cần lưu ý đó là bị đau bụng lâm râm. Mang Thai 7 tuần bị Đau Bụng lâm râm tuỳ vào tính chất cơn đau, thời gian và mức độ đau mà chúng ta đưa ra những phán đoán đó là đau bụng thường sinh lý hay đau bụng do các vấn đề từ thai nhi.
Không cần quá lo lắng đến mức thấy đau là đi bệnh viện hoặc đi khám thai ngay lập tức. Nhưng cũng không được vì thế mà chủ quan để lại những hậu quả xấu. Các bà mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức căn bản. Điều đó có thể đến từ những người đã từng mang thai trước đó như mẹ mình, các cô dì, chị và mọi người xung quanh. Tiếp theo có thể tham khảo trên những trang tin tức chính thống những thông tin liên quan đến thai kì. Việc này có lợi rất lớn đối với các bà mẹ bầu.
Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm sinh lý, an toàn cho mẹ và bé
Ngay từ đầu thai kì hay đến tận tuần thứ 7 thì đau bụng lâm râm lá một hiện tượng khá thường thấy ở bà bầu. Một số nguyên nhân là đến từ sinh lý người phụ nữ mang thai có những biến đổi nhất định.
Quá trình thai làm tổ
Trong thời kì đâu tử cung của người phụ nữ chưa ổn định. Khi tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử tại buồng trứng. Sau đó nó mất khoảng 1 tuần để di chuyển từ vị trí đó về làm tổ trong tử cung. Lúc này người phụ nữ sẽ thỉnh thoảng thấy xuất hiện các cơn đau bụng dưới lâm râm. Nó kéo dài đến qua cả tháng thứ 7 cho tới khi thai nhi ổn định và tập trung phát triển trong buồng tử cung.
Cơn đau có tính chất:
- Đau lâm râm, âm ỉ vùng bụng dưới.
- Không có các cơ quặn thắt.
- Không chảy dịch bất thường.
- Đau chỉ trong khoảng 2 – 3 ngày rồi giảm dần.
- Đau không lan sang vị trí khác.
Hiện tượng nôn nghén
Ba tháng đầu mang thai được coi là giai đoạn vất vả với người phụ nữ. Vì tình trạng nôn nghén thường xuất hiện tần suất nhiều nhất lúc này. Và đau bụng cũng là một trong số những triệu chứng của nôn nghén.
Nhận biết đau bụng do nôn nghén:
- Đau quặn thắt vùng bụng dưới kèm theo khó chịu.
- Các vấn đề về tiêu hoá như: sợ một số loại thức ăn, ăn hoặc không ăn đều có cảm giác buồn nôn, nôn. Cơ thể vì vậy mà mất đi một lượng nước. Từ đó dẫn đến vấn đề là bà bầu bị táo bón lâu ngày. Chất thải tích tụ trong cơ thể dẫn đến tình trạng đau lâm râm.
Hiện tượng xương chậu co bóp tử cung
Đây cùng không phải là hiện tượng xa lạ gì đố với nữ giới. Vì hầu hết mọi người đều gặp phải khi đang ở trong thời kì kinh nguyệt. Nguyên nhân là do sự co bóp của tử cung dồn áp lực lên thành xương chậu. Khi mang thai cũng vậy, giai đoạn đầu cũng có sự co bóp của tử cung người phụ nữ dẫn đến đau lâm râm vùng bụng dưới vào tuần thứ 7. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như:
- Nhức mỏi nhiều vùng lưng.
- Đau nhiều khi đứng hoặc đi lại trong thời gian dài, ho, hắt hơi hay cười.
Mang thai tuần thứ 7 đau lâm râm bụng do hormon thai kỳ hoạt động mạnh
Khi thai nhi phát triển trong cơ thể mẹ cùng với đó là sự hoạt động mạnh của hệ nội tiết. Hệ này có tác dụng tăng sản xuất các hormon thai kì nhằm hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể thai nhi. Đây cũng chính là một trong số các nguyên nhân dẫn đến đau bụng lâm râm ở các bà bầu trong tuần giữa thai kỳ tam các nguyệt thứ nhất.
Khi nào mang thai 7 tuần bị đau bụng cảnh báo nguy hiểm?
Mặc dù là hiện tượng thường thấy nhưng đam lâm râm đôi khi cũng là cảnh báo nguy hiểm dành cho các bà bầu. Hãy bình tĩnh và quan sát về tính chất cơn đau và những thay đổi của cơ thể kèm theo để đánh giá nó có phải là một trong các trường hợp bệnh lý dưới đây hay không:
Thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là một trong những trường hợp cực kì nguy hiểm đối với tất cả phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến tính mạng của họ. Cần phải phát hiện sớm để đình chỉ thai kì ngay lập tức. Vì vậy trong những tuần đầu khi mang thai thì chúng ta cần đi siêu âm để xác định xem phôi thai đã trở về tử cung làm tổ hay chưa. Nhưng không phải ai cũng biết về điều này.
Nhiều trường hợp thai ngoài tử cung phát hiện muộn bằng những dấu hiệu như:
- Đau bụng dưới lâm râm, đau một vùng mà không lan.
- Cơn đau dần tăng lên thành đau quặn thắt về cường độ và mức độ.
- Nếu xảy ra trường hợp thai vỡ thì sẽ là đau nhói, dữ dội cả vùng bụng. Khi đi vệ sinh thì càng nghiêm trọng hơn. Đau bụng kèm theo đau ở vùng lưng vài vai.
- Ngoài ra còn một số triệu chứng khác đi kèm như chảy máu âm đạo, số lượng nhiều, tụt huyết áp do mất máu, buồn nôn, nôn, chóng mặt, tăng áp lực lên trực tràng….
Khi gặp các hiện tượng này người nhà cần ngay lập tức gọi cấp cứu và đưa thai phụ đến ngay bệnh viện có chuyên khoa sản gần nhất hoặc bệnh viện đa khoa. Vì tình trạng đang này là cảnh báo mức độ rất nặng.
Doạ sảy thai
Cũng chính vì thai nhi chưa ổn định trong thời kì đầu nên nguy cơ doạ sảy thai đối với bà bầu là rất lớn. Chính vì vậy mọi người thường tự nhủ là lúc này làm việc gì cũng cần phải cẩn thận. Nhất là đi lại tránh bị đụng ngã, hay tránh vận động nặng, mệt nhọc.
Doạ sảy thai là hiện tượng thai nhi vẫn sống trong tử cung của người mẹ nhưng lại có biểu hiện muốn ra. Các dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải tình trạng doạ xảy thai bao gồm:
- Đau bụng lâm râm vùng bụng dưới.
- Cảm gác đau mỏi nhiều vùng thắt lưng.
- Cơn đau kéo dài, liên tục mà không có dấu hiệu giảm.
- Chuột rút.
- Hiện tương ra máu hoặc dịch hồng có thể xuất hiện. Màu sắc có thể từ đỏ sang hồng nhạt hay nâu thẫm tuỳ vào độ nặng nhẹ. Cũng có trường hợp không ra máu, là do rau bong kín và vẫn ở trong tử cung không thoát ra ngoài. Điều này chỉ có thể phát hiện bằng việc đi khám thai định kỳ.
Trong các trường hợp doạ xảy thai thì có đến 40% tỷ lệ dẫn đến sảy thai thật sự. Thường những người phụ nữ lớn tuổi mang thai hoặc thai nhỏ hơn 20 tuần tuổi có nguy cơ bị doạ xảy thai cao hơn các đối tượng khác.
Sảy thai
Sảy thai theo định nghĩa chuyên ngành sản đó là thai nhi bị mất trước tuần thứ 20 của thai kì. Có đến hơn 80% số trường hợp sảy thai trước tuần thứ 12. Lúc này thai nhi không còn phát triển trong bụng mẹ nữa. Trước đó các mẹ sẽ có các hiện tượng của doạ sảy thai. Và đau bụng lâm râm chính là một trong số đó. Quan trọng nhất là hiện tượng ra máu. Máu có thể chảy một cách ồ ạt (sảy thai hoàn toàn) hoặc là chảy từng ít một (sảy thai không hoàn toàn).
Nguyên nhân dẫn đến sảy thai có rất nhiều. Vì vậy tầm soát được các nguyên nhân cũng như định kì đi khám kiểm tra sức khoẻ của các mẹ và bé.
Rau bong non
Rau bong non cũng là một bệnh lý nguy hiểm nữa ở các bà bầu. Đây là hiện tương rau thai bong sớm khi có sự sổ thai. Điều này dẫn đến đứt gãy sự nuôi dưỡng, mối liên kết từ cơ thể mẹ đối với thai nhi. Triệu chứng nổi bật nhất đó là chảy máu. Đau bụng lâm râm là các biểu hiện ban đầu. Sau đó cơn đau càng lúc càng tăng về mức độ cũng như tính chất. Tử cung căng tức. Mức độ mất màu càng nhiều càng nguy hiểm cho thai phụ.
>>>Xem thêm
Lời khuyên dành cho bà bầu đang mang thai tuần thứ 7
Để tránh những nguy hiểm không đáng có đối với bà bầu, chúng ta cần lưu ý những điều nên và không nên làm sau đây:
Những điều nên làm đối với bà bầu 7 tuần
- Trước và trong thời gian mang bầu các bà mẹ cần tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về quá trình mang thai. Điều này có ý nghĩa quan trong trong việc bảo vệ sức khoẻ của cả mẹ và con.
- Cần xây dựng thực đơn khoa học có sự tham khảo của các chuyên gia dinh dưỡng cho từng giai đoạn thai kì về việc cân đối các chất. Bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho sự phát triển trí não, hệ xương và tất cả các bộ phận khác như cá hồi, trứng gà, cải xoăn, súp lơ, táo, chuối, quả mâm xôi,…
- Luôn giữ tâm lý ổn định, các kích thích về mặt tâm lý. Mặc dù không chủ quan nhưng mẹ bầu 7 tuần không nên quá lo lắng dẫn dẫn đến những suy nghĩ ám ảnh mặc định về một hiện tượng khó chịu trong người thành bệnh tật.
- Thăm khám thai kì theo đúng chỉ định và lịch hẹn của bác sĩ. Đây là một trong những việc làm rất quan trọng nhất nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi, kịp thời phát hiện ra những bất thường bệnh lý hoặc dị tật bẩm sinh.
- Tập thể dục các bài tập thích hợp cho bà bầu để nâng cao sức khoẻ, tăng cường sự dẻo dai và thuận lợi hơn trong trong quá trình sinh để.
- Xem phim hoặc những trò chơi giải trí mang tính chất tích cực.
- Khi gặp bênh lý phải sử dụng thuốc, không được dùng một cách bừa bãi. Vì một số loại có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi.
- Tiêm đúng đủ các loại vắc xin phòng bệnh vào thời gian thích hợp.
Những điều bà bầu 7 tuần không nên làm
- Đến tuần thai kì thứ 7 mẹ bầu nhất thiết cần hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho sức khoẻ. Ví dụ như đồ chiên rán, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ có chất bảo quản và phụ gia…
- Không thức quá khuya.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn, nước ngọt, cà phê, thuốc lá,…
- Không tập luyện quá sức dẫn đến lợi bất cập hại.
Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm là một trong những kiến thức cơ bản mẹ bầu cần nắm rõ. Trên đây chúng tôi đã cung cấp đến bạn các kiến thức thai sản tại tuần thứ 7 và những nguy cơ có thể xáy ra với các mẹ bầu. Hy vọng tất cả thông tin đó hữu ích đối với bạn. Chúc bạn và bé yêu luôn luôn mạnh khoẻ, vượt cạn thành công!