Bạn đang gặp phải trường hợp bị đau bụng trên rốn từng cơn và hoang mang không biết mình mắc bệnh gì? Bệnh có nặng hay nguy hiểm gì không? Đây là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Nó xuất hiện trong nhiều bệnh khác nhau có bệnh nhẹ xử trí được tại nhà, nhưng cũng có trường hợp bệnh nặng nhất định phải nhập viện. Dưới đây là một số nguyên nhân thông thường nhất, bạn so sánh các triệu chứng của bệnh để có quyết định thích hợp:
Nội dung
Các cơ quan, nội tạng thuộc vùng trên rốn
Trong y học thì bụng và các nội tạng bên trong ổ bụng có vai trò rất quan trọng. Để dễ dàng cho việc chẩn đoán bệnh người ta phân khu ổ bụng thành 12 phần bao gồm:Thượng vị, hạ sườn phải, hạ sườn trái, giữa rốn, hông bên phải, hông bên trái, hạ vị, hố chậu phải, hố chậu trái.
Vùng trên rốn thuộc phân khu thượng vị của bụng. Nó có liên quan đến các bộ phận sau:
- Thuỳ trái của gan.
- Một phần mặt trước của dạ dày.
- Tâm vị, môn vị.
- Mạc nối gan – dạ dày.
- Tá tràng.
- Tuỵ.
- Đoạn đầu của động mạch chủ bụng và tĩnh mạch chủ bung.
Vì vậy khi phần trên rốn xuất hiện các cơn đau chúng ta có thể phần nào suy đoán được các cơ quan bên trong bụng có liên quan đến nó. Để chẩn đoán ra bệnh thì còn dựa vào các triệu chứng khác nữa.
Đau bụng trên rốn có thể liên quan đến các bệnh tật, cơ quan nào?
Như đã nói ở trên thì vùng trên rốn hay còn gọi là thượng vị có liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau như gan, dạ dày, tá tràng, tuỵ, mạch máu… Vì vậy nếu tự nhiên bạn thấy xuất hiện đau bụng ở vùng trên thì rất có thể một trong số các cơ quan trên đang gặp các vấn đề về bệnh lý. Không chỉ có các cơ quan tại chỗ mà theo hệ cơ, thần kinh, mạc nối trong khoang bụng khiến cho một số cơ quan ở xa như ruột thừa, thận, đại tràng… cũng có thể ảnh hưởng dẫn tới đau vùng thượng vị.
Có thể nói đau bụng là một hiện tượng rất hay xảy ra đối với nhiều người. Đó có thể là một cơn đau của bệnh lý bình thường chúng ta hoàn toàn xử trí được tại nhà hoặc bằng một số mẹo đơn giản. Thế nhưng cũng không thể xem thường được khi bị đau bụng trên rốn từng cơn được, vì đó nhiều khi cũng là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm vùng ổ bụng. Để biết được nguy hiểm hay không chúng ta cần dựa vào các yếu tố sau:
- Cơn đau khởi phát tự nhiên, đột ngột, lần đầu hay trước đó đã từng bị như vậy rồi?
- Đau nguyên phát tại trên rốn hay do ảnh hưởng từ đau ở vị trí khác lan tới?
- Mỗi lần đau quặn lên nặng hay nhẹ? Bạn có chịu đựng được không?
- Đau có kèm theo biểu hiện khác như ợ hơi, ợ chua? Đau khi nó hay khi đói?
- Đau có sốt hay không? Có buồn nôn không?
- Đâu mức độ có tăng lên theo thời gian?
- Đau có lan sang chỗ khác?
Từ những câu hỏi trên giúp chúng ta định hướng về một số bệnh lý nhất định. Để tìm được câu trả lời cho những triệu chứng trên chúng ta cần biết rõ hơn về một số chứng bệnh cũng gây ra những đau từng cơn trên rốn. Từ đó có những nhận định sơ qua để tìm hướng điều trị cho mình.
Nguyên nhân dẫn đến bị đau bụng trên rốn từng cơn
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất ở người hay đau bụng từng cơn trên rốn:
Đau dạ dày quặn từng cơn trên rốn
Đây được coi là một bệnh thông thường, gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như do thói quen sinh hoạt kém khoa học, thức khuya, không ăn uống đúng bữa, hay ăn đồ cay nóng nhiều. Stress căng thẳng cũng có thể dẫn đến đau dạ dày. Một số loại thuốc có tác dụng gây viêm dạ dày như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau,…
Triệu chứng thường gặp nhất ở người đau dạ dày đó là đau vùng thượng vị, phía trên rốn. Đau thành từng cơn, tại chỗ và không lan. Khi có viêm loét sẽ có tình trạng là đau kiểu nóng rát. Đôi lúc sẽ kèm theo các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, hoặc buồn nôn. Thông thường các cơn đau sẽ không tăng dần theo thời gian. Đau dạ dày sẽ khiến chức năng của nó không được đảm bảo. Vì vậy sẽ có tình trạng chán ăn.
Những ai đã từng bị như vậy trước đây chắc chắn đã biết được mình bị đau dạ dày rồi. Nếu đau thường xuyên tái phát tức là nó trở thành bệnh lý mãn tính. Với những người có kinh nghiệm rồi thì có thể xử trí tại nhà bằng cách sử dụng một số loại thuốc hay mẹo như:
- Tinh bột nghệ trộn mật ong.
- Chườm ấm vào vùng bụng để làm giãn cơ, giảm cơn co bóp của dạ dày.
- Xoa bóp bấm huyện tại vùng bụng. Đặc biệt các huyệt quan trọng như Thượng quản, Trung quản, Thiên khu, Khí hải, Túc tam lý, Dương lăng tuyền…
Nếu không đỡ thì phải tới bệnh viện để nội soi đánh giá tình trạng viêm loét từ đó bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc thích hợp.
Nếu đau nhiều, đói chói khó chịu, đi ngoài thấy phân màu đen thì rất có thể bạn đang bị xuất huyết tiêu hoá. Nếu quan sát kĩ với người xuất huyết nhiều sẽ thấy niêm mạc nhợt, da trắng bệch,… Khi đó cần phải đưa đến bệnh viện gấp để được cấp cứu.
Trào ngược dạ dày – thực quản đôi khi có đau bụng trên rốn dưới xương ức
Đây là tình trạng do dạ dày tiết quá nhiều acid dịch vị, hoặc acid thường xuyên trào ngược lên đoạn thực quản. khiến cho kích thích lớp niêm mạc ở đây. Biểu hiện của người bị trào ngược dạ dày – thực quản là:
- Hay bị ở nóng, cảm thấy nóng rát ở ngủ. Nhất là sau khi vừa ăn xong hoặc vào ban đêm.
- Có thể kèm theo đau vùng thượng vị từng cơn.
- Nuốt thấy rát. Có cảm giác như có cục u vùng cổ họng.
- Buồn nôn, nôn ra thức ăn hoặc nước chua.
Những người bị trào ngược thường hay bị viêm họng hoặc viêm mũi xoang do acid dịch vị theo đường thực quả đi lên gây viêm. Điều trị các triệu chứng của bệnh lý này không khó nhưng thường nó chỉ ổn định từng đợt và dễ tái phát. Vì vậy cách tốt nhất đó là bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh, khoa học. Bệnh lý không nguy hiểm này người ta thường điều trị tại nhà. Chỉ khi nào khó chịu quá hoặc cơn đau kéo dài không giảm mới đi đến bệnh viện để kiểm tra và dùng thuốc.
Các mẹo chữa trào ngược dạ dày – thực quản khá giống với đau dạ dày, ví dụ như nghệ với mật ong có tác dụng làm giảm acid dịch vị, nhanh lành vết thương,…
Ngộ độc tiêu hoá đau quặn trên rốn
Ngộ độc là một trong những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hoá. Nếu bạn bị đau bụng trên rốn từng cơn thì hãy ngẫm nghĩ lại xem bữa ăn gần nhất mình có ăn phải món ăn gì có nguy cơ bị ngộ độc không. Nguyên nhân ngộ độc có thể là nguyên liệu quá hạn, môi trường không đảm bảo làm thực phẩm dễ ôi thịu hoặc thực phẩm có chất độc hại…. Đôi khi chúng ta không thể không may gặp phải.
Ngộ độc cũng có tuỳ mức độ. Mức độ nhẹ thì chỉ là đau bụng vùng trên rốn, quặn từng cơn, có đi ngoài. Những sau một thời gian nó cũng tự khỏi. Bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng, sử dụng thuốc Berberin đúng liều thì bạn hoàn toàn xử trí được. Đi ngoài quá nhiều cần bù nước và điện giải một cách thích hợp. Mức độ nặng hơn rất nguy hiểm, người ta hay nói là “miệng nôn chôn tháo”, đau bụng dữ dôi, quặn thắt. Đau nhất là vùng bụng trên. Đau có thể kèm theo sốt, rét run do nhiễm trùng, mất nước nghiêm trọng. Lúc này nhất định phải đưa người bệnh đi đến cơ sở y tế để điều trị.
Để phòng tránh bệnh thì chúng ta cần hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ gây bệnh bằng việc thực hiện ăn chín uống sôi, mua thực phẩm ở những địa chỉ uy tín, tin cậy và bảo quản chúng đúng cách.
Đau trên rốn từng cơn do giun
Ở nước ta do đặc trưng về khí hậu nên nhiễm giun thường rất hay gặp. Các loại giun thường kí sinh trên cơ thể con người bao gồm giun đũa, giun móc, giun kim, giun tóc, … Tỷ lệ nhiễm giun đũa lên tới 80%, giun tóc là 52%… ở người Việt Nam. Ở những điều kiện thuận lợi, giun phát triển một cách nhanh chóng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bị nhiễm.
Một trong số đó là hiện tượng đau bụng. Thông thường chúng sẽ kí sinh trong các cơ quan vùng bụng, nhất là các cơ quan tiêu hoá như ruột, túi mật… Tại mỗi nơi khác nhau sẽ có biểu hiện triệu chứng khác nhau.
Nếu bạn có các biểu hiện dưới đây, rất có thể bạn đã bị giun chui ống mật:
- Đay bụng đột ngột, dữ dội ở vùng trên rốn và hạ sườn phải.
- Đau nhưng khi chổng mông hoặc dựng hai chân lên thấy dễ chịu hơn.
- Đau thành từng cơn.
- Có thể trước đó bạn đã từng bị như vậy và được chẩn đoán ra thì sẽ có phần nào quen thuộc với triệu chứng này.
Lúc này bạn chỉ có biện pháp duy nhất đó là đến bệnh viện để được khám và xử trí. Chúng ta có thể ngăn ngừa tình trạng trên và giảm tỷ lệ mặc giun bằng cách uống thuốc giun định kỳ 6 tháng một lần để tẩy giun.
Bệnh về gan, mật cũng gây đau từng cơ vùng trên rốn
Như đã nói ở trên thì phần trên rốn cũng có liên quan đến thuỳ tráo của gan. Vì vậy một số bệnh lý xuất phát từ gan mật cũng gây lên tính chất cơn đau giống như chúng ta đang nói đến. Ví dụ như bệnh ở đường dẫn mật, abces gan, viêm gan siêu vi, sỏi túi mật, sỏi đường dẫn mật… Với các trường hợp này chúng ta cần đến viện, bằng kinh nghiệm, thiết bị thăm dò chức năng như siêu âm, X – quang… các bác sĩ mới có thể tìm ra nguyên nhân và xử trí. Có như vậy mới giúp bạn điều trị dứt điểm và nhanh khỏi nhất cơn đau.
>>>Xem thêm
Bệnh viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là một trong những cấp cứu ngoại khoa. Chúng ta đều biết nó nằm ở vị trí hố chậu phải. Và thông thường thì cơn đau cũng sẽ xuất phát từ đó. Nhưng ở giai đoạn muộn hơn có nhiễm trùng ở bụng thì không chỉ đau ở hố chậu phải, nó có thể lan lên rốn, thượng vị thậm chí là ra cả vùng ổ bụng. Cách điều trị duy nhất là cắt bỏ ruột thừa và sử dụng các thuốc kháng sinh để kháng viêm.
Triệu chứng thường thấy của viêm ruột thừa đó là:
- Đau bụng vùng hố chậu phải. Khi dùng tay ấn vào vị trí ruột thừa thì đau tăng.
- Đau có thể lan lên trên rốn, đau từng cơn.
- Buồn nôn, nôn.
- Có thể có sốt nhẹ.
- Chán ăn.
- Mệt mỏi.
- Không thể đánh rắm.
Ở một số người thì triệu chứng này không đặc trưng. Hoặc có những người chỉ có triệu chứng rất nhẹ khó phát hiện ra. Vậy nên bất cứu trường hợp đau bụng nào bạn cũng không nên chủ quan.
Ban cần làm gì khi bị đau như vậy?
Với những trường hợp đau bệnh thường, nhẹ như đau dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, ngộ độc tiêu hoá mức độ nhẹ bạn có thể xử trí theo cách sau:
- Uống một cốc nước ấm: Nước ấm khi vào bụng có tác dụng làm giảm đau giúp bụng khoan khoái, thoải mái hơn. Tốt nhất là một cốc trà gừng. Vì gừng là một vị thuốc trong đông y có tên sinh khương, làm ôn ấm kinh mạch và tạng phủ. Uống một cách từ từ. Cũng không nên uống quá nhiều.
- Chườm ấm: Dùng túi chườm ấm đắp lên bụng cũng sẽ giúp giãn cơ trơn tiêu hoá làm giảm đau.
- Sử dụng vỏ quýt: Đun với nước ấm. Vỏ quýt có tên gọi là trân bì, vị thuốc có tác dụng lý khí, giáng nghịch, giảm đau bụng.
- Sử dụng thực phẩm sạch, bảo quản đúng cách.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, sử dụng các chất kích thích như rượu bia.
- Nghỉ ngơi đúng giờ, không thức quá khuya, luôn luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress.
- Nếu cơn đau diễn biến bất thường hoặc nặng hơn không được sử dụng thuốc giảm đau. Hãy đến bệnh viện khám. Vì khi sử dụng thuốc giảm đau sẽ làm mờ nhạt các triệu chứng cơ năng, khi đến viện sẽ làm các bác sĩ khó khăn trong việc khai thác triệu chứng.
Hầu hết bị đau bụng trên rốn từng cơn đều là bệnh lý nhẹ. Nhưng bạn cũng không thể coi thường. Cần phải tìm hiểu rõ từng bệnh để biết mình có đang mắc phải bệnh lý đó hay không. Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về sức khoẻ.