Mồ hôi tay chân – nguyên nhân, hậu quả, cách điều trị và phòng tránh từ A-Z

  Sức khỏe

Tăng tiết mồ hôi bàn tay, bàn chân có lẽ là loại thường thấy nhất trong số những người bị ra mồ hôi nói chung và tiết ra nhiều nhất trong suốt mùa hè. Bàn tay, bàn chân ướt sũng, luôn luôn ướt gây ra cảm giác vô cùng khó chịu và bất tiện cho người mắc phải. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ tất cả những thông tin có liên quan đến bệnh ra mồ hôi tay, chân, mơi các bạn cùng đón xem.

Đổ mồ hôi tay chân nhiều là bệnh gì?

Như tên gọi, khi mắc bệnh tay, chân thường ra rất nhiều mồ hôi. Tuy không nguy hiểm nhưng nó thật sự là nỗi khổ của bao người bị triệu chứng này. Biểu hiện thường xuyên và nhiều nhất là những khi gặp khí hậu lạnh, hoặc những lúc làm việc căng thẳng, hay tâm trạng đang lo lắng, xúc động tình cảm ….thì mồ hôi tiết ra ở tay chân, thậm chí có người mồ hôi chảy thành giọt. Mồ hôi thường đổ nhất là trong suốt mùa hè, bàn tay, bàn chân ướt sũng, nếu bàn tay để rủ xuống ta có thể thấy nước nhỏ giọt ở các đầu ngón tay, bàn chân luôn ướt. Đó cũng chính là lý do bàn chân thường bị nặng mùi.

Đổ mồ hôi tay, chân nhiều

Nguyên nhân tay chân ra nhiều mồ hôi

Có nhiều nguyên nhân khiến tay chân ra nhiều mồ hôi có thể kể đến như:

  • Do cơ thể tự làm mát và điều chỉnh thân nhiệt: Nếu tay chân ra nhiều mồ hôi khi trời nắng nóng hoặc sau khi vận động, sử dụng bia rượu, chất kích thích hay ăn thực phẩm cay nóng thì đó là điều bình thường, cơ chế tự điều chỉnh, làm mát để đưa thân nhiệt trở về vị thế cân bằng.
  • Do thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Các vitamin và khoáng chất đóng vai trò hết sức quan trọng nhất là trong các phản ứng của cơ thể. Việc thiếu hụt dưỡng chất cần thiết hoặc sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa chất bảo quản hoặc đã được chế biến sẵn cũng có thể gây ra tình trạng thường xuyên đổ nhiều mồ hôi tay chân
  • Rối loạn thần kinh giao cảm: Nếu bạn bị đổ mồ hôi tay chân bất kể thời tiết nóng hay lạnh, vận động nhiều hay ít và không liên quan đến bệnh lý nào khác thì nhiều khả năng nguyên nhân là do chứng rối loạn thần kinh giao cảm gây ra. Nếu trong gia đình bạn có người bị đổ mồ hôi nhiều do rối loạn thần kinh giao cảm thì 28% bạn cũng mắc phải chứng bệnh này.
  • Nhiễm trùng: Bệnh thường gặp nhất là nhiễm trùng lao. Người bệnh lao không chỉ bị đổ mồ hôi ở tay chân mà còn bị đổ mồ hôi toàn thân, mồ hôi thường ra nhiều nhất từ buổi chiều tối kéo dài cho tới đêm. Nếu bị đổ mồ hôi đêm kèm theo sốt cao, ớn lạnh, ho dai dẳng kéo dài, sụt cân nhanh thì hãy cẩn trọng với bệnh lý này.        
  • Bệnh tuyến giáp: Quá nhiều hormon tuyến giáp (cường giáp) hoặc thiếu hụt hormon tuyến giáp (suy giáp) đều gây rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi. Người bệnh thường bị đổ mồ hôi nhiều kèm theo mất ngủ, tim đập nhanh, sụt cân nhanh, tâm trạng bất ổn gây ảnh hưởng nhiều đến công việc, cuộc sống.
  • Hạ đường huyết: Thường gặp ở người bệnh tiểu đường mãn tính do ăn kiêng quá mức hoặc tác dụng phụ của thuốc hạ đường huyết gây ra. Lượng đường máu thấp sẽ kích thích hệ giao cảm tăng bài tiết hormon adrenaline gây đổ mồ hôi nhiều, tim đập nhanh…
  • Ung thư: Đổ mồ hôi tay chân có thể do một số bệnh ung thư như u lympho, bệnh bạch cầu, u tế bào crom… kèm theo triệu chứng sưng hạch, sốt cao, ớn lạnh, người mệt mỏi…
  • Rối loạn nội tiết: Sự thiếu hụt hormon sinh dục testosterone ở nam giới tuổi trung niên và estrogen ở nữ giới trước và trong thời kỳ mãn kinh hoặc tuổi dậy thì, sẽ khiến bộ phận cảm biến thân nhiệt hoạt động rối loạn, kích thích tuyến mồ hôi bài tiết nhiều hơn.
  • Bệnh tiểu đường: Biến chứng thần kinh và rối loạn chuyển hóa ở người bệnh tiểu đường có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm gây tăng tiết mồ hôi. Người bệnh thường bị đổ mồ hôi nhiều ở phần trên cơ thể như chân tay, đầu mặt…
Hãy lưu ý khi tay, chân ra mồ hôi nhiều

Mồ hôi tay, chân có lây không?

Thực tế các chuyên gia nhận định bệnh mồ hôi tay, chân thường do nhiều tố kết hợp gây ra chứ không phải mình yếu tố vi khuẩn và vi nấm gây ra nên thường rất khó lây nhiễm qua tiếp xúc. Thường bệnh hôi tay, chân xuất hiện do những nguyên nhân chúng tôi đã kể ở trên, vì vậy chỉ mình yếu tố tiếp xúc với người bị đổ mồ hôi tay, chân sẽ không thể lây lan một cách dễ dàng.

Việc có thể mắc phải bệnh đổ mồ hôi tay, chân do lây nhiễm là khi bạn sử dụng chung đồ với người mắc bệnh hôi chân thường xuyên, điển hình là đi chung giày với người bị bệnh hôi chân sẽ có sẵn vi khuẩn ở trong giày sẽ và khoảng thời gian đi giày chung với người bệnh diễn ra càng thường xuyên với mật nhiều thì hoàn toàn có thể mắc phải bệnh hôi chân.

Mồ hôi tay, chân gây ra rất nhiều bất lợi

Cách chữa mồ hôi tay, chân hiệu quả

Tiêm Botulinum toxin (Tiêm botox)

Botulinum toxin là một chất ngăn cản phóng thích các chất dẫn truyền thần kinh. Các thần kinh này điều khiển tăng tiết mồ hôi nên khi tiêm chất này vào khu vực tăng tiết sẽ giúp cải thiện được tình trạng.

– Tác dụng: Hiệu quả của tiêm Botulinum toxin trong điều trị mồ hôi tay tương đối cao (trên 80%). Tác dụng kiểm soát mồ hôi có thể kéo dài 6-12 tháng.

– Bất lợi: Tuy nhiên tác dụng không mong muốn là đau vị trí tiêm và yếu cơ tạm thời ở khu vực tiêm, hiệu quả chỉ kéo dài được một thời gian, sau đó sẽ có nguy cơ bị lại, nếu muốn tiếp tục giảm tiết mồ hôi thì phải thực hiện nhiều lần sau đó. Người có bệnh lý rối loạn thần kinh như yếu cơ xương, phụ nữ mang thai và cho con bú không thể sử dụng phương pháp này.

Dùng thuốc, chất bôi chống mồ hôi

– Tác dụng: Chất chống mồ hôi dùng ngoài da có lẽ là cách trị an toàn và đơn giản nhất mà nhiều người lựa chọn. 

– Bất lợi: Thành phần của các thuốc này chủ yếu là muối nhôm như chlorua nhôm, sulfate nhôm… có tác dụng bịt kín lỗ chân lông để ngăn mồ hôi thoát ra trên bề mặt da. Do đó, thuốc chỉ có tác dụng tạm thời và người bệnh cần phải bôi lại vào chân, tay hằng ngày. Thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ như ngứa rát, nổi mẩn trên da với những người có cơ địa nhạy cảm.

Sử dụng thực phẩm từ tự nhiên

– Tác dụng: Có nhiều bài thuốc dân gian chữa hôi nách hiệu quả từ gừng, lá trầu không, phèn chua… Những cách này thường được truyền tai sử dụng bằng cách chà xát vùng bị đổ mồ hôi. Ưu điểm của những cách thức này là nguyên liệu rất dễ kiếm, dễ làm, tính an toàn cao, không cần phẫu thuật,…

– Bất lợi: Tuy nhiên dùng các bài thuốc này chỉ lấy mùi của những thực phẩm đó át mùi hôi nách chứ không điều trị tận gốc mùi mồ hôi nách. Hơn nữa, cũng tùy theo cơ địa của từng người mà thời gian cho ra kết quả cũng khác nhau, và đòi hỏi tính kiên trì cao khi thực hiện.

Phương pháp phẫu thuật:

Khi tất cả các phương pháp trên thất bại thì phương pháp phẫu thuật được áp dụng: cắt bỏ hạch giao cảm ngực để điều trị tăng tiết mồ hôi bàn tay.

Tiêm huyết thanh nóng

Một số tác giả áp dụng tiêm huyết thanh nóng để diệt hạch giao cảm ngực thay cho phẫu thuật cũng đạt hiệu quả cao. Phương pháp diệt hạch giao cảm có tác dụng nhanh và ngừng tiết mồ hôi hoàn toàn 2 bàn tay, da trở nên khô ráp rất khó chịu.

Chữa mồ hôi tay, chân bằng vật lý trị liệu?

Nếu bạn đã thử qua mất nhiều phương pháp mà vẫn không cho ra kết quả tích cực thì liệu bạn đã biết đến một phương pháp vật lý trị liệu hoàn toàn mới –  Phương pháp điện di ion hay chưa?

Điện ion (iontophoresis) là một phương pháp điều trị dành cho những người bị tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay và lòng bàn chân dựa trên nguyên lý sử dụng dòng điện có cường độ nhỏ làm co các tuyến mồ hôi và giúp giảm lượng mồ hôi được tiết ra. 

Nhiều nghiên cứu lâm sàng với những bệnh nhân bị tăng tiết mồ hôi ở mức độ trung bình nhẹ đến nặng, dù điều trị tại các cơ sở y tế hay tại nhà đều đem lại hiệu quả khả quan.

Hiện nay, phương pháp Ionophorese đã được tích bằng máy LIPLOP là phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH & TM CAHU.

ĐẶC TÍNH NỔI TRỘI của phương pháp này:

  • Điều trị an toàn, hiệu quả, không gây đau, tê, không phẫu thuật, không biến chứng
  • Không bị đổ mồ hôi tái phát, bù trừ do nguồn điện với cường độ thấp thông qua dòng nước kiểm soát lượng mồ hôi trong cơ thể
  • Thuận tiện, dễ kiểm soát bệnh mồ hôi tay chân khi bạn có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc
  • Tích hợp sử dụng tại nhiều bệnh viện lớn trên thế giới, các chuyên gia khuyến khích nên dùng

Lưu ý khi điều trị mồ hôi tay, chân:

Trong quá trình điều trị bệnh đổ mồ hôi ở tay chân người bệnh cần lưu ý những điều sau để kết quả đạt được tốt nhất:

  • – Tạo thói quen uống nhiều nước để làm mát cơ thể, giúp trạng thái đổ mồ hôi tay chân được sửa đổi và nâng cấp.
  • – Kiểm soát cảm giác của bản thân như tránh căng thẳng, hồi hộp, sức ép, lo lắng,….
  • – Thay kem dưỡng tay bằng phấn bột giúp hút ẩm không gây bết dính.
  • – Tập thể dục nâng cao sức khỏe như gym hay yoga, thiền để tâm lý được thoải mái, giải trí.
  • – Hạn chế các thực phẩm cay nóng hay đồ uống có cồn vì dễ làm kích thích tuyến mồ hôi hoạt động.

Đổ mồ hôi tay, chân dù không gây ra các vấn đề quá lớn đối với sức khỏe của người bệnh tuy nhiên lại khiến người những người mắc bệnh gặp phải các vấn đề về tự tin trong giao tiếp và cũng có thể là tiềm ẩn của một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên việc hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện cũng như các phương pháp trị bệnh là điều rất quan trọng và chúng tôi đã chia sẻ đến bạn qua bài  viết ngày hôm nay. Chúc các bạn sớm thành công khi điều trị mồ hôi tay, chân!

Đánh giá post