Đi tìm nguyên nhân Ngủ dậy bị Đau Lưng

  Sức khỏe

Bạn đã từng khi nào ngủ dậy bị đau lưng ? Bạn có lo lắng là nó liên quan đến bệnh lý gì nguy hiểm hay không? Nguyên nhân có triệu chứng này có thể đến từ các tác nhân bên ngoài họăc bệnh lý bên trong. Cùng chúng tôi đi tìm nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến việc bạn bị đau lưng trong bài viết dưới đây:

Nguyên nhân ngủ dậy bị đau lưng do yếu tố bên ngoài tác động

Bị đau lưng sau khi ngủ dây không phải là tình trạng xa lạ với nhiều người. Kể cả bạn không hề bị bệnh lý gì về cơ xương khớp cũng có thể bị như vậy. Nguyên nhân là do sự tác động của các yêu tố bên ngoài. Đó là tình trạng đau nhất thời do không vận động trong một thời gian hoặc có sự ngăn cam lưu lượng máu đến vị trí đó. Các trường hợp này là đau lưng lành tính, triệu chứng nhẹ. Sau khi dậy, di chuyển và vận động một chút thì cơn đau sẽ tự động biến mất.

Nó có thể bị tái đi tái lại do các tác nhân không biến mất. Bạn có thể thay đổi được một phần trong số các nguyên nhân này để cải thiện tình trạng trên. Vì yếu tố tác động khách quan nên thường thì nó sẽ gặp phải ở mọi lứa tuổi khác nhau.

Ngủ sai tư thế

Nói về các nguyên nhân lành tính dẫn đến đau lưng sau khi dậy thì đó là do sai tư thế ngủ. Khi ngủ chúng ta không thể điều khiển được tư thế của chính mình, mà do ý thức khách quan. Các tư thế dễ gây đau lưng là nằm vặn chéo người, nằm sấp hay ép sát lên cột sống thắt lưng. Điều này làm mất đường cong sinh lý tự nhiên làm lưng bị đau.

Nằm sai tư thế còn tạo áp lực lên cột sống, nếu bị trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến các khớp.

Tình trạng này có thể biến mắt hoàn toàn nếu bạn thay đổi tư thế nằm. Điều này không những tránh bị đau lưng mà còn tạo ra giấc ngủ ngon hơn, tránh ảnh hưởng đến cột sống. Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp khuyên rằng tư thế nằm tốt nhất đó là nằm ngửa họăc nằm nghiêng. Khi nằm ngửa bạn nên kê một cái gối ở phần cổ và phần hõm lưng. Còn nếu nằm nghiêng thì kê ở dưới chân và tay bên không chạm sàn. Nó được mô tả là tư thế ôm gối ôm. Họăc ai quen nằm sấp thì kê thêm gối ở dưới bụng.

Ngủ dậy bị đau lưng là do đâu?

Ngủ dậy bị đau lưng là do đâu?

Nệm quá cứng hoặc quá mềm

Nếu bạn chắc chắn rằng đau lưng không phải do tư thế mình ngủ, hãy kiểm tra lại đệm giường. Nệm quá mềm họăc quá cứng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Nếu mua nệm chất lượng kém hay đã sử dụng một thời gian dài nó sẽ mất đi độ đàn hồi. Khi nằm phần cột sống lưng bị gồng cứng mà không theo được đường cong sinh lí vốn có.

Sau khi kiểm tra nếu đúng thì bạn hãy thay ngay bằng loại nệm khác nhé. Vì thường đau lưng cũng kèm theo các triệu chứng khác như khó vào giấc, ngủ không sâu, dễ bị tỉnh. Với người bình thường không có bệnh lý về cột sống thì nên chọn loại nệm có độ đàn hồi vừa phải. Còn người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chắc chắn không nên nằm nệm mềm.

Phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai vào những tháng giữa và tháng cuối sẽ thường xuyên cảm thấy đau lưng cả vào lúc ngủ dậy hay đi lại bình thường. Nguyên nhân đó là do thai đã phát triển to, tạo áp lực vào cột sống thắt lưng. Phụ nữ mang thai cũnh bị căng cứng cơ lưng dưới để nâng đỡ cái thai.

Đây là tình trạng sinh lý. Nó khôgn nguy hiểm nhưng khiến họ cảm thấy khó chịu cũng như khó khăn trong việc di chuyển. Để cải thiện tình trạng này chúng ta cũng không nên ngồi lâu chờ cơn đau tự tan mà hãy dùng tay nhích người ra phía mép giường rồi từ từ đứng lên. Có thể sử dụng thêm biện pháp chườm ấm để làm giãn cơ lưng dưới đồng thời giảm đau.

Có thai cũng dẫn đến tăng áp lực đè lên cột sống thắt lưng dẫn đến đau lưng

Có thai cũng dẫn đến tăng áp lực đè lên cột sống thắt lưng dẫn đến đau lưng

Thay đổi tư thế đột ngột

Đau lưng thứ phát sau khi rời giường có thể đến từ việc bạn ngồi dậy họăc đứng dậy quá thô bạo. Người ta còn gọi đó là thay đổi tư thế một cách đột ngột. Tức là bạn thức dậy khôgn đau, nhưng sau một hành động đột ngột lại thấy đau.

Cơ thể đang từ trạng thái nghỉ ngơi tòan bộ sau giấc ngủ, kể cả các nhóm cơ. Chúng chưa thích ứng được việc hoạt động mạnh ngay lập tức. Nếu bật dậy họăc ngồi ngay dậy sẽ khiến nhiều người trẹo và đau lưng.

Biện pháp giải quyết được đưa ra là xoay trở người. Tập một số động tác khởi động và căng cơ vùng lưng. Họăc chườm ấm để làm giãn cơ. Lưng của bạn sẽ nhanh chóng khỏi đau mà không cần phải sử dụng đến thuốc.

Tập luyện quá sức ngày hôm trước

Nếu ngày hôm qua bạn có tập luyện họăc mang vác vật nặng quá sức thì đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến đau lưng vào buổi sáng.

Đau lưng do hoạt động quá sức cũng không nguy hiểm. Nó cũng không kéo dài, có thể đến buổi trưa họăc chậm nhất là ngày hôm sau cơ thể sẽ trở lại bình thường. Nếu quá khó chịu về cơn đau chúng ta có thể thử áp dụng một trong các biện pháp như: Chườm ấm lưng, tắm và ngâm người bằng nước ấm, massage cơ thể để thư giãn.

Các trường hợp đau do nằm sai tư thế, do tập luyện quá mức hay thay đổi tư thế một cách đông ngột có thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen họăc naproxen để giảm bớt sự khó chịu. Nhưng lưu ý là thuốc không dùng cho những người có tiền sử bị viêm loét dạ dày – tá tràng. Trước khi uống cần ăn no và uống cùng với nhiều nước. Dùng đúng liều để tránh gây hại cho gan thận.

Tập luyện thể thao mệt mỏi hôm trước rất dễ bị đau lưng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy

Tập luyện thể thao mệt mỏi hôm trước rất dễ bị đau lưng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy

Ngủ dậy bị đau lưng do bệnh lý

Nếu loại trừ các nguyên nhân ngủ dậy bị đau lưng đã liệt kê ở bên trên thì rất có thể bạn đã mắc các bệnh lý về cơ xương khớp. Thông thường đau lưng sẽ do sự bất thường đến từ hệ thống cơ, dây chằng và xương ở vùng này. Đôi khi nó là bệnh lý tiềm ẩn mà bạn chưa phát hiện ra.

Đau có đặc điểm là mức độ thường xuyên, chườm ấm không giảm.

Đau sau ngủ dậy do thoái hoá cột sống

Thoái hóa cột sống được xem như là một quá trình sinh lý lão hóa của cơ thể. Theo sự tăng dần của tuổi tác thì tình trạng thoái hóa diễn ra càng nặng hơn. Thoái hóa ở cột sống thắt lưng sẽ dẫn đến tình trạng đau lưng. Bệnh hay gặp ở người từ tuổi trung niên trở lên.

Hình ảnh thoái hóa bắt gặp ở cột sống đó là gai xương, xơ hóa cơ, giảm đường cong sinh lý… Thông thường chúng không thể ngăn thoái hóa xảy ra mà chỉ làm chậm lại quá trình đó và điều trị triệu chứng.

Phương pháp điều trị thường được sử dụng là dùng thuốc giảm đau NSAID họăc tiêm steroid. Triệu chứng đau giảm nhanh chóng nhưng kèm theo đó là nhiều tác dụng phụ về dạ dày, gan, thận… Phương pháp không dùng thuốc như tập luyện, vật lý trị liệu… Khi điều trị thăm khám bởi bác sĩ và đưa ra các chỉ định cụ thể.

Đau lưng do thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh lý có tổn thương thực thể ở vùng đĩa đệm thắt lưng. Nhân nhày trong đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ chèn ép vào thần kinh tọa dẫn đến đau lưng.

Kể cả bình thường khi không ngủ thì người bệnh vẫn thấy đau âm ỉ họăc đau chói vùng lưng. Còn khi ngủ sự chèn ép có thể nặng hơn nên sáng hôm sau sẽ cảm nhận đau rõ hơn. Đau tăng lên khi trời lạnh họăc thay đổi thời tiết hay nằm sai tư thế.

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý mạn tính, có những đợt ổn định sau điều trị và đợt đau cấp. Vào những đợt cấp thì chắc chắn cần đến sự điều trị đến từ bác sĩ. Nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến tình trạng tê bì kéo dài, thậm chí là teo cơ do thiếu nuôi dưỡng. Khi đã ổn định bạn hãy tập luyện một cách thường xuyên để kéo dài thời gian tái .

Đau lưng do thoát vị đĩa đệm

Đau lưng do thoát vị đĩa đệm

Đau do tổn thương cơ, dây chẳng, xương khớp vùng lưng

Ngoài các nguyên nhân trên thì bệnh lý viêm gân, cơ, dây chằng ở lưng hay vùng xương chậu cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới ngủ dậy bị đau lưng. Để xác định được chính xác bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám.

Đau lưng sau khi ngủ dậy cần làm gì để giảm đau

Khi bạn đã biết chắc được các nguyên nhân gây bệnh thì việc phòng ngừa và điều trị trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Các biện pháp chung tốt cho cột sống thăng lưng và phòng ngừa hầu hết các bệnh đâu lưng là:

Ngủ đúng tư thế

Tư thế ngủ để cột sống thắt lưng không bị chèn ép và giữ đúng đường cong sinh lý:

  • Nằm ngửa thẳng người. Kê gối ở cổ và chăn mỏng ở dưới thắt lưng và một chiếc kê ở dưới đầu gối.
  • Nằm nghiêng người thì kê thêm một cái gối ở giữa hai chân.

Lựa chọn nệm phù hợp

Nệm tốt bao gồm các tiêu chí sau:

  • Có độ đàn hồi tốt, khả năng nâng đỡ cơ thể.
  • Có độ mềm mại.
  • Không được quá cứng.
  • Khoing thể quá mềm, khi ngồi lên không được lún quá sâu.

>>>Xem thêm

Thường xuyên tập luyện các bài tập tốt cho cột sống thắt lưng

Treo xà đơn: Đây được xem là bài tập đơn giản nhưng hiệu quả dành cho bệnh lý đau lưng. Người tập chỉ cần vòng tay hai vai qua thanh xà, thả lỏng cơ thể bên dưới, chân không chạm đất. Bài tập giúp kéo giãn cột sống thắt lưng, giảm sự chèn ép.

Bơi lội: Tương tự như treo xà thì bơi lội cũng có tác dụng kéo giãn các đốt sống. Theo áp lực của nước, với các động tác bơi sải dài cũng kéo giãn các cơ rất tốt. Bài tập này được các bác sĩ phục hồi chức năng chỉ định trong nhiều bệnh lý đau lưng như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa.

Bơi lội giúp làm giãn đốt sống, giảm chèn ép

Bơi lội giúp làm giãn đốt sống, giảm chèn ép

Tư thế rắn hổ mang:

  • Người tập nằm sấp. Hai tay chống cạnh vai.
  • Hai chân phía sau duỗi thẳng.
  • Giữ nguyên tư thế hai hông và chân chạm đất.
  • Dùng lực tay nâng thân người phái trước lên cho tới khi khuỷu tay dựng thẳng.
  • Ưỡn cổ tối đa để tập luyện được cả cả phần cổ. Giữ tư thế trong 5 giây rồi hạ tay trở về ban đầu.
  • Tập luyện 5 lần.

Tư thế xỏ kim

  • Người tập tư thế quỳ bốn điểm.
  • Hạ phần vai trái xuống tiếp sàn, nâng vai phải lên theo hướng ngược lại.
  • Tay trái sát mặt sàn, duỗi thẳng phía trước mặt. Tay phải hướng lên phía trên đầu.
  • Giữ nguyên tư thế trong 5 giây. Trở lại ban đầu.
  • Đổi tay và thực hiện động tác tương tự.
  • Tập luyện 5 lần mỗi bên.

Tư thế cúp lưng

  • Người tập ngồi, hai chân duỗi thẳng sát vào nhau.
  • Gập lưng về phía trước, vươn hai tay về trước nắm cổ chân họăc mũi chân cùng bên.
  • Luôn giữ đầu gối thẳng chạm đất.
  • Giữ tư thế trong 5 giây.
  • Thực hiện 5 lần động tác.

Chúng tôi đã liệt kê đầy đủ các nguyên nhân dẫn đến ngủ dậy bị đau lưngBạn cần xác định đúng vấn đề của mình để có hướng giải quyết phù hợp nhất đó là tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp đơn giản hay phải đến gặp bác sĩ. Không nên coi thường để triệu chứng kéo dài. Nó sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn.

5/5 - (1 vote)