Trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ em. Với những bố mẹ có kinh nghiệm sẽ biết được mức độ nặng nhẹ của nó và cách xử trí đúng nhất. Còn với người lần đầu làm làm phụ huynh chắc hẳn sẽ sốt ruột và lo lắng. Bạn hãy cập nhật những kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh qua những trang thông tin chính thống, đúng đắn nhất. Bài viết dưới đây sẽ có tất cả những thông tin mà bạn cần biết về triệu chứng nổi hạch ở trẻ:
Nội dung
Trẻ sơ sinh bị nổi hạch sau đầu có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh từ khi mới chào đời luôn luôn được mẹ và cả gia đình chăm chút từng li từng tí một. Vì mới ra đời nên cơ thể bé còn yếu ớt trước tất cả các tác nhân của môi trường. Bất cứ dấu hiệu nào bất thường xuất hiện trên cơ thể trẻ cũng khiến bố mẹ lo lắng không thôi. Đôi khi nằm chơi với con hoặc tắm rửa cho con bạn vô tình phát hiện sau đầu trẻ có nổi những cục tròn nhỏ như ở sau tai, sau gáy. Họ hoảng hốt không biết con mình bị gì? Những cục tròn đó có nguy hiểm không?
Trước hết bạn cần bình tĩnh, vì những cục tròn đó được gọi là hạch bạch huyết. Để nói nó có nguy hiểm hay không bạn cần dựa vào các tính chất sau:
- Hình dạng của hạch.
- Kích thước hạch to hay nhỏ.
- Sờ vào cứng hay mềm.
- Có di chuyển không hay cố định, bám chắc tại một chỗ.
- Ngoài chỗ bạn sờ thấy là sau gáy thì hãy kiểm tra toàn bộ cơ thể xem còn vị tri nào nổi hạch nữa không.
Hạch bình thường sẽ có kích thước như hạt đỗ tương, sờ vào sẽ thấy mềm. hạch có thể di động tại chỗ. Thường thì nó sẽ mọc tại một hoặc một vài vị trí khác trên cơ thể. Lúc này bạn có thể yên tâm đó chỉ là một hạch bạch huyết bình thường, phẩn ứng của cơ thể trước tình trạng viêm nhiễm tại một số cơ quan như viêm tai, viêm họng, viêm phế quản,…
Còn ngược lại kích thước hạch to, sờ vào cứng, chắc, không di động, các hạch mọc sát nhau và phân bố ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể thì lúc đó hạch là bất thường. Bạn cần đưa bé đến khác bệnh viện lợn có chuyên khoa nhi hay viện nhi để thăm khám tìm ra nguyên nhân.
Hạch bạch huyết là gì? Có vai trò gì trong cơ thể
Hạch bạch huyết gọi tắt là hạch, trong y học còn được biết đến với tên là hạch lympho. Nó là một phần trong hệ bạch huyết của cơ thể. Hệ này bao gồm các thành phần: hạch bạch huyết, dịch bạch huyết, mạch bạch huyết, amidan, tuyến ức và lá lách. Trên cơ thể có đế 600 hạch phân bố thành nhiều vùng khác nhau chia làm 3 vị trí chính là dưới da, trong khoang ngực và trong khoang bụng. Thông thường chúng ta hay gặp hạch ở:
- Vùng chẩm hay còn gọi là sau gáy, phía trước và phía sau tai.
- Ở dưới hàm, cằm, mặt, cổ và phía trên xương đòn.
- Nách và dưới khuỷu tay.
- Sau đầu gối.
- Vùng bẹn.
- Cổ tử cung.
Các hạch này có vai trò rất quan trọng trong hệ miễn dịch. Trong các hạch bạch huyết có chứa tế bào bạch huyết có chức năng giữ lại những những tác nhân ngoại lai gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Cơ chế hoạt động của nó như sau: Dịch bạch huyết có chứa các tế bào bạch cầu và các tế bào miễn dịch khác. Mạch bạch huyết là một hệ thống tĩnh mạch chạy song song với hệ tuần hoàn trong đó dịch bạch huyết lưu hành. Khi đến hạch bạch huyết thì các tế bào bạch huyết ở đây sẽ lọc lại các tác nhân gây viêm, có cả tác nhân gây ung thư lại để trung hoà. Trên bề mặt của các tế bào này giúp kết dính các tế bào tua, đại thực bào và tế bào lympho giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
Đôi khi các hạch này cũng bị sưng đau và viêm khi làm nhiệm vụ này. Vì vậy trong nhiều trường hợp việc nổi hạch như vậy là phản ứng tốt chứng tỏ hệ miễn dịch cơ thể đang hoạt động rất có hiệu quả.
Phân loại mức độ nguy hiểm khi sờ thấy hạch
Hạch bạch huyết nổi sau gáy nhưng không đau
Trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu nhưng không đau trường hợp bệnh nhẹ nhất. Chúng ta sờ thấy một hoặc một vài cục hạch ở vùng chẩm sau gáy hay sau tai trẻ sơ sinh. Thông thường trẻ bé như vậy sẽ không phản ánh được với người lớn khi bị đau. Thế nhưng chúng sẽ biểu hiện bằng sự khó chịu trong người như hay quấy khóc, bỏ ăn. Nếu không thấy trẻ có các biểu hiện trên khi sờ thấy hạch tức là bé đang bị mắc một số bệnh thông thường.
Bé không đau vì hạch nổi nhỏ, cỡ vài milimet hoặc cũng chỉ nhỏ hơn 2cm. Điều này cho thấy miễn dịch của trẻ đang tốt, hoạt động một cách trơn tru. Như vậy bố mẹ hoàn toàn yên tâm là bé đang được bảo vệ bởi một hệ miễn dịch hoàn toàn khoẻ mạnh.
Hạch bạch huyết sưng, nóng đỏ phía sau gáy
Trường hợp này không phải là cảnh báo nguy hiểm nhất nhưng phụ huynh cũng không nên chủ quan. Hạch ở sau gáy không chỉ đơn giản là nổi nhỏ như trường hợp trên mà nó còn sưng to kèm nóng đỏ. Trẻ có xuất hiện hiện tượng sốt, quấy khóc, bỏ ăn để báo cho bố mẹ biết rằng trẻ đang rất khó chịu. Khi này bố mẹ nên kiểm tra các vị trí khác xem có nổi hạch không như vùng sau tai, dưới cằm… Và các hiện tượng khác như chảy nước mũi, ho, đờm, đau tai,… để tìm đến nguyên nhân gây bệnh.
Thông thường nổi hạch như vậy là do có sự xâm nhập của các vi khuẩn vào cơ thể, làm khởi động hệ miễn dịch tự động nhằm tiêu diệt chúng. Khi không chạm vào hạch sẽ không đau mà trẻ quấy khóc là do sự khó chịu ở các cơ quan bị bệnh. Các hạch này có thể tại một vị trí trong suốt quá trình bệnh hoặc cũng có thể di chuyển qua vị trí khác.
Hạch nổi sau gáy cùng nhiều vị trí khác, không di chuyển
Trường hợp náy là đáng lưu tâm và nguy hiểm nhất bởi đó là dấu hiệu của một bệnh lý u ác tính. Hạch cứng, kích thước có thể to nhỏ. Nổi ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Để khẳng định chính xác nhất hãy đưa trẻ đến bệnh viện, chuyên khoa nhi thăm khám.
>>>Xem thêm
Nguyên nhân gây nổi hạch sau đầu ở trẻ sơ sinh
Như đã nói ở trên thì hạch nổi là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân gây viêm nhiễm xâm nhập. Vì vậy khi bạn phát hiện ra hạch ở sau gáy hay bất cứ vị trí nào khác cũng có nghĩa là trẻ đang bị nhiễ vi khuẩn, nhiễm trùng… Đối với trẻ nhỏ tuổi như vậy thì thường là các bệnh lý hay gặp như viêm amydal, viêm họng, viêm phế quản, ho… Nhưng khi điều trị ổn định thì các hạch sẽ tự nhiên mà biến mất. Nhưng trường hợp nặng có thể đó là vi khuẩn lao thì phải điều trị lâu dài và khó khăn.
Làm gì khi trẻ bị nổi hạch ở sau đầu
Với trẻ sơ sinh bị hạch nổi sau gáy kích thước nhỏ, không sưng đau thì cha mẹ có thể để bé tại nhà và theo dõi thêm. Lúc này vệ sinh sạch sẽ cho bé các bộ phận. Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ sơ sinh, vì trong đó có chứa đầy đủ chất cũng như giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Khi gặp các triệu chứng sau bạn nhất định phải đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa:
- Trẻ nổi hạch tại nhiều vị trí trên toàn thân.
- Hạch kích thước lớn > 2,5 cm.
- Hạch to và vẫn tồn tại sau khi điều trị.
- Hạch lan sang những vị trí khác. Hoặc sờ vào thấy cứng, chắc, không di động, sờ cũng không đau.
- Trẻ bị sút cân không rõ nguyên nhân. Đổ mồ hôi nhiều ban đêm.
- Hạch ở vùng cổ cản trở sự hô hấp: khó thở, thở gấp,t hở rít.
- Da tại vị trí hạch sưng đỏ.
- Trẻ < 1 tháng tuổi.
- Không tìm thấy vị trí bị bệnh viêm nhiễm.
Trẻ bị nhiễm khuẩn khi đến với bác sĩ sẽ được kê thuốc, có thể phải dùng đến cả thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Có nhiều trẻ bị sốt thì cần dùng thuốc hạ sốt. Không được tự ý sử dụng thuốc tại nhà hoặc dùng thuốc theo kinh nghiệm. Vì đây là một điều rất nguy hiểm. Cơ thể trẻ non yếu, và các cơ quan chưa được phát triển một cách hoàn chỉnh. Nếu sử dụng thuốc không đúng sẽ đem lại hậu quả khó lường.
Trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu không phải lúc nào cũng cảnh báo nguy hiểm. Cơ thể trẻ chỉ đang cảnh báo một tình trạng viêm nhiễm. Nếu trẻ có ho, sốt, đờm, ra nước mũi nhiều hay quấy khóc hãy đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.