Bị ngã Đập Đầu phía Sau ở người lớn và Sơ Cứu đúng cách

  Sức khỏe

Chấn thương đầu là cụm từ  dùng để chỉ chung những mức độ tổn thương từ nhẹ do tai nạn không mong muốn. Một vấn đề gây nên tổn thương vùng đầu cũng hay gặp nhất đó là bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn, tình trạng này thường nhẹ hơn nặng. Tuy nhiên vùng đầu não chứa nhiều bộ phận quan trọng rất dễ bị tổn thương nên dù là những tác động nhẹ vẫn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Bị ngã đập đầu ở phía sau có nguy hiểm không?

Rất khó để đánh giá mức độ nghiêm trọng của chấn thương phía sau vùng đầu khi bị va đập nếu chỉ bằng mắt thường. Có một số trường hợp mặc dù bị va đập nhẹ cũng có thể gây chảy máu nhiều trong khi một số chấn thương nặng lại không gây chảy máu. Điều cần quan tâm nhất là cần phải theo dõi các tổn thương có liên quan đến não hay không vì khi có tổn thương não chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho con người. Dưới đây là một số tổ thương ở não thường gặp:

  • Tụ máu não : là hiện tượng máu đông nằm bên ngoài các mạch máu. Tình trạng này rất nghiêm trọng khi có ổ tụ máu bên trong não vì hiện tượng đông máu có thể làm tăng áp lực bên trong hộp sọ khiến cho bạn ý thức bị lơ mơ hoặc có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.
  • Xuất huyết não: là tình trạng mạch máu não bị vỡ và máu chảy ra ngoài không kiểm soát được. Xuất huyết dưới màng não thường kèm với đau đầu, nôn mửa và mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào lượng xuất huyết có nhiều hay không. Xuất huyết não thường là tổ thương nặng và cần phải được điều trị kịp thời nếu không sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh.
  • Phù nề: bất kỳ một tác động nào đến vùng đầu khi đã có tổn thương não cũng có thể kèm theo bị sưng nề tại vị trí bị va đập. Nếu vết thương quá lớn hoặc nhiều các tổ chức phần mền xung quanh bị sưng nề nhiều sẽ làm tăng áp lực nội sọ dẫn tới đau đầu, thậm chí nếu không được vô khuẩn sẽ rất dễ bị viêm nhiễm khuẩn gây hậu quả khó lường.
  • Chấn động não: khi bị va đập phía sau đầu dẫn tới não bị chấn động, nếu như điều này diễn ra lặp lại nhiều lần tới một thời điểm nào đó rất có thể não sẽ bị tổn thương vĩnh viễn và khó hồi phục lại được như lúc đầu.
  • Tổn thương sợi trục: đây là một dạng chấn thương não không gây xuất huyết nhưng lại có thể làm tổn thương các tế bào não.  Các tế bào não này khi bị tổ thương sẽ không làm việc được hiệu quả. Mặc dù trông có vẻ như không có vấn đề gì nghiêm trọng nhưng nếu gặp phải dạng tổn thương này thì sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh vì có thể dẫn đến tử vong.
Ngã đập đầu phía sau ở người lớn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Ngã đập đầu phía sau ở người lớn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn cần phải làm gì?

Theo dõi các triệu chứng sau khi bị ngã.

Nếu ai đó gặp phải sự cố ngã đập đầu, tùy vào vị trí bị thương và các dấu hiệu xuất hiện sau đó. Theo dõi dưới đây để có thể đoán được có nguy hiểm hay không. Nếu như có tổn thương hở thì cần phải sơ cứu vết thương để tránh nhiễm trùng sau đó theo dõi dấu hiệu khác, còn vết thương chỉ có dấu hiệu sưng nề hoặc bầm tím thì vẫn phải theo dõi sát những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho bệnh nhân.

Các dấu hiệu cần theo dõi như đau đầu dữ dội hoặc khác với ngày thường, buồn nôn và nôn nhiều lần trong ngày, ý thức lơ mơ, chảy máu bất thường ở một vài vị trí như mũi, tai và mắt, yếu liệt nửa người, không đi đứng được…Tất cả những dấu hiệu trên cảnh báo có thể bạn đang có tổn thương nặng dần ở não do bị ngã đập đầu vì vậy mà không nên xem nhẹ các triệu chứng này.

Nếu người ngã bị bất tỉnh vài giây thì cú va đập này rất có thể gây tổn thương cao cho vùng nào bộ, còn nếu người ngã còn tỉnh táo và không cảm thấy đau quá nhiều thì bạn có thể yên tâm rằng cú va đập này không nghiêm trọng.

Hoặc nếu sau khi bị đập đầu mà người bệnh vẫn tỉnh táo nhưng sau đó vài giờ thấy xuất hiện lơ mơ, không tỉnh táo, đi đứng loạng choạng hoặc khó tiếp xúc thì đây là triệu chứng nguy hiểm với người bệnh.

Nếu có nôn vọt từ 3 lần trở lên thì đây chính là dấu hiệu của hội chứng màng não đang bị tổn thương, trường hợp này cần đưa đi khám bác sĩ ngay để kịp thời khám và tư vấn.

Khi bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn trong vòng khoảng 1 ngày sau khi ngã có thể mắt bạn sẽ thấy mờ đi hoặc đồng tử giãn không đều, trường hợp này là có tổn thương ở vùng não chi phối khu vực mắt của người bệnh.

Cách sơ cứu cho bệnh nhân khi bị ngã đập đầu phía sau:

  • Cho bệnh nhân nằm bất động cho tới khi có hỗ trợ từ nhân viên y tế, sau đó cho họ nằm cao đầu, không di chuyển người bệnh khi không cần thiết. Nếu người bệnh đang đội mũ bảo hiểm thì không nên tháo bỏ mũ ra ngoài.
  • Khi có chảy máu thì sử dụng vải sạch hoặc gạc vô khuẩn để băng ép vét thương cầm máu. Nếu có vỡ xương sọ thì không được băng ép trực tiếp lên vết thương.
Đến gặp bác sĩ khi có bất cứ dấu hiệu nào bất thường

Đến gặp bác sĩ khi có bất cứ dấu hiệu nào bất thường

>>>Xem thêm

Đưa người bị ngã đến khám bác sỹ khi có các triệu chứng nguy hiểm

Sau khi bị một cú va đập phía sau đầu mà người bị ngã có một trong các biểu hiện trên thì chắc chắn não đã bị tổn thương ít nhiều. Hãy đến kh bác sỹ để họ đưa ra lờ khuyên phù hợp nhất cho từng tình huống. Đặc biệt lưu ý cần đưa người bị ngã đi cấp cứu ngay khi có mất ý thức, nhầm lẫn hoặc bị bất tỉnh.

Hoặc nếu chỉ là cú va đập nhẹ nếu sau 1 đến 2 ngày các triệu chứng trên vẫn không đỡ thì bạn vãn nên tìm đến bác sỹ để thăm khám lại cho chắc chắn.

Với chấn thương nhẹ, nếu chỉ đau thông thường bạn sẽ dược bác sỹ kê cho thuốc giảm đau uống trong vài ngày là đỡ. Còn nếu bị chấn thương nặng phía sau đầu thì bắt buộc bạn phải làm rất nhiều các bước thăm khám, chụp chiếu cẩn thận để có thưer phát hiện được sau khi bị va đập đầu bạn có bị tổn thương não hay không.

Việc bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn thường hay xảy ra ở các đối tượng như người già. Người có tính hấp tấp vụng về dễ bị ngã và trường hợp bị tai nạn do nhiều yếu tố tác động như giao thông, nghề nghiệp. Vì nếu rơi vào 2 trường hợp này sẽ thường rất nặng. Để tránh được tối đa tình trạng này thì bạn nên rèn luyện cẩn thận cho mình được tốt.

 

3.7/5 - (3 votes)