Top 8 những người phụ nữ nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam

  Cuộc sống muôn màu

Những người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam từ xưa đã nổi tiếng với những đức tính tốt đẹp công – dung- ngôn – hạnh, tài sắc vẹn toàn và giàu đức hi sinh. Hai Bà Trưng với cuộc khởi nghĩa dành lại nghiệp xưa vua Hùng, hay những vị hoàng hậu nổi tiếng như Nguyên phi Ỷ Lan, Bắc cung Hoàng Hậu Lê Ngọc Hân tài sắc vẹn toàn. Có người mẹ lam lũ giàu lòng yêu thương gia đình như cụ Hoàng Thị Loan, những nữ anh hùng quả cảm trong lịch sử như nữ tướng Nguyễn Thị Định, chiến sĩ cách mạng Võ Thị Sáu. Trong thời đại mới có những người đàn bà thép như bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình.

Hai Bà Trưng – những nữ vương đầu tiên trong lịch sử dân tộc

Trong những bài tập đọc đầu tiên của cuốn sách Tiếng Việt các bạn học sinh đều được học bài Hai Bà Trưng. Đây là hai nữ tướng đầu tiên trong lịch sử nước ta đứng lên chống lại ngoại xâm đô hộ. Hai bà tên thật là Trưng Trắc và Trưng Nhị, là hai chị em ruột vốn cũng thuộc dòng dõi lạc tướng tại đất Mê Linh dưới thời vua Hùng. Đây đều là những người con gái đảm lược.

Tương truyền bà Trưng Trắc có chồng là Thi Sách, dòng lạc tướng đất Chu Diên. Ông bị thái thú bấy giờ của vùng đất Giao Chỉ là Tô Định giết hại dẫn đến sự căm phẫn trong lòng dân chúng. Hai Bà Trưng đã vượt qua mọi định kiến về lễ giáo phong kiến thời đó, vào một buổi sáng mùa xuân năm Canh Tý (năm 40 sau Công nguyên) tế cờ và khởi nghĩa. Ai cũng thuộc nằm lòng câu nói nổi tiếng của hai bà:

Hai Bà Trưng - vị nữ vương đầu tiên trong lịch sử mở đầu cho những cuộc khởi nghĩa chống phương Bắc xâm lược sau này

Hai Bà Trưng – vị nữ vương đầu tiên trong lịch sử mở đầu cho những cuộc khởi nghĩa chống phương Bắc xâm lược sau này

“Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng”

Trận đánh đó nhận được sự ủng hộ của hàng nghìn dân chúng, đánh cho thái thú Tô Định phải cắt tóc, cạo râu, thay đổi hình hài mà trốn vào đám loạn quân mà trở về cố quốc. Sau đó, Hai Bà Trưng xưng vương, lập lên nền tự chủ dân tộc của nước ta sau hơn 200 năm chịu ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Mặc dù quãng thời gian đó chỉ là ngắn ngủi trong vòng năm nhưng lại có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, mở ra các phòng trào khởi nghĩa chống ngoại xâm sau này. Vì vậy hai người được xưng là Những người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Nguyên phi Ỷ Lan – câu chuyện về vị mẫu nghi tài sắc vẹn toàn

Truyền thuyết kể lại rằng nguyên phi Ỷ Lan vốn tên là Lê Thị Yến (có sách chép là Lê Thị Yến Loan hoặc Lê Thi Khiết, nhưng ngày nay người ta biết nhiều đến bà với danh hiệu Nguyên phi Ỷ Lan). Bà sinh ngày mùng 7 tháng 7 tháng 3 năm Giáp Thân (1044) tại vùng Thổ Lỗi (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội). Trong một lần vua Lý Thánh Tông ngự giá qua Thổ Lỗi đã bắt gặp một người con gái xinh đẹp đứng tựa cây lan đang cất giọng ca trong trẻo. Vua lại gần hỏi thăm, thấy người con gái đó nết na, dịu dàng, đối đáp trôi chảy thì lấy làm yêu thích. Vua truyền lệnh xuống rước nàng vào cung phong làm Ỷ Lan phu nhân.

Vào năm Kỷ Dậu (1069), Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm thành, trao quyền chủ sự triều chính cho phu nhân Ỷ Lan cùng đương triều thái sư Lý Đạo Thành. Cùng năm đó nước ta gặp phải nạn lụt lớn, dân chúng mất mùa rơi vào cảnh lầm than. Nhờ sự thông minh, chu toàn của mình mà bà đã đưa ra những chính sách quyết đoán, làm yên lòng dân, cứu đói và trị thủy. Từ đó mà nhận được sự cảm phục của dân chúng, họ tôn bà là Quan Âm Nữ, lập bàn thờ ghi nhớ công đức người.

Năm Nhâm Tý (1072) vua đột ngột qua đời, thái tử Lý Càn Đức lên ngôi (khi ấy mới 7 tuổi, sau này là vị vua tài ba Lý Nhân Tông), tôn phu nhân lên làm Hoàng Thái phi rồi Hoàng Thái hậu. Lợi dụng vua tuổi nhỏ, nhà Tống nhiều lần nhăm nhe. Một lần nữa bà lại buông rèm nhiếp chính, cùng với tể tướng Lý Thường Kiệt chủ trương đánh Tống đã làm nên chiến thắng vang dội của hai lần Tống sang xâm lược (1075 và 1077). Đặt quốc gia đại sự lên hàng đầu, bà cho mời Lý Đạo Thành từ Nghệ An về lại triều giữ chức Thái sư mặc dù trước kia có hiềm khích. Ông lo việc vận chuyển lương thảo ra tiền tuyến giúp ba quân vững lòng chống giặc.

Nguyên phi Ỷ Lan cũng là người tôn sùng đạo Phật, bà cho xây dựng rất nhiều ngôi chùa, thường đàm đạo với các vị sư về đạo Phật. Người phụ nữ nổi tiếng của nước ta, giỏi trị nước, tài sắc vẹn toàn.

Công chúa Lê Ngọc Hân – Bắc cung hoàng hậu

Công chúa Lê Ngọc Hân (1770 – 1799) là con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông. Bà là một trong Những người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam tài sắc vẹn toàn. Ngay từ nhỏ công chúa đã có anh thông minh, hiếu học. Bà có thể học thuộc lòng nhiều bài thơ cả chữ Hán lẫn chữ Nôm, tiếng lành đồn xa. Tình hình nước ta thời bấy giờ chia cắt đất nước làm hai lấy bờ sống Gianh làm ranh giới.

Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân

Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân

Năm Cảnh Hưng thứ 47 (1786), Nguyễn Huệ – một tướng nhà Tây Sơn sau khi tiêu diệt nhà họ Trịnh ở Đàng Trong đã tiến quân ra Bắc với danh nghĩa “phò Lê diệt Trịnh”. Ông yết kiến vua Lê Hiển Tông. Nhờ sự mai mối của Nguyễn Hữu Chỉnh mà Lê Ngọc Hân trở thành vợ của Nguyễn Huệ khi đó bà 16 tuổi, chồng bà 33 tuổi. Ban đầu chỉ là một cuộc hôn nhân chính trị nhưng sau thời gian chung sống, vì tài năng và đức hạnh, Nguyễn Huệ đã đem lòng cảm mến bà và thường xuyên hỏi bà về những ứng xử với nhà Lê.

Sau khi Lê Hiển Tông qua đời, bà ủng hộ anh trai là Lê Duy Cận lên ngôi những gặp phải sự phản đối quyết liệt của triều đình và hoàng tộc nên đã để cháu trai Lê Duy Kỳ lên ngôi lấy hiệu Lê Chiêu Thống. Bà trở về Thuận Hóa theo lệnh của Nguyễn Huệ. Vào năm Chiêu Thống thứ 2 (1788), Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho Nguyễn Huệ lấy hiệu là Quang Trung. Vua đã tiến quân ra Bắc diệt quân Thanh. Ông phong công chúa Lê Ngọc Hân là Hữu cung Hoàng hậu, phong vợ cả Phạm Thị Liên (hay Bùi Thị Nhạn) làm Trung cung Hoàng hậu.

Đại thắng quân Thanh trở về vua phong bà làm Bắc cung Hoàng hậu. Trong những chính sách cải cách đất nước của mình vua luôn tham khảo ý kiến của bà và nhận được nhiều đóng góp hữu ích. Việc vui chẳng tày gang, năm Quang Trung thứ 5 (1972), vua đột ngột băng hà. Bà đau thương viết lên bài Ai tư vãn đem niềm đau đớn khôn nguôi gửi vào. Trớ trêu thay bà còn bị nghi ngờ hạ độc giết vua. Con vợ cả Nguyễn Quang Toản lên ngôi, bà cùng hai con của mình là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức đến sống ở chùa Kim Tiền. Năm 1799, bà qua đời khi đó mới 29 tuổi.

Hoàng Thị Loan – thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhắc đến những người phụ nữ đảm đang nhân hậu trong lịch sử nước ta không thể không kể đến bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học, con gái đầu lòng của cụ Hoàng Đường và cụ bà Nguyễn Thị Kép. Cụ Hoàng Đường có nhận nuôi và dạy học cho một cậu học trò nghèo tên Nguyễn Sinh Sắc. Ngay từ nhỏ bà đã tỏ ra là một cô bé thông minh, chăm chỉ, và khéo léo trong nghề dệt vải. Bà còn được trời phú cho giọng hát hay, mỗi khi làm việc thường ca những câu hát ví, hát dặm. Sinh ra trong gia đình nhà nho nên bà cũng học được ít nhiều chữ trở thành người con gái nổi tiếng tài sắc vẹn toàn trong vùng.

Bà vượt qua những lễ giáo phong kiến về sự môn đăng hộ đối mà đem lòng yêu thương học trò của cha, người thanh niên Nguyễn Sinh Sắc. Sau khi lấy chồng năm 15 tuổi, đến năm 22 tuổi bà đã là mẹ của ba đứa con thơ. Bà dành trọn cuộc đời để chăm chồng, dậy con.

Bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh

Bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh

Dân gian có câu “Phúc đức tại mẫu” có nghĩa là: Người phụ nữ ngày xưa có vai trò quan trọng trong mỗi gia đình, là hậu phương cho chồng, chăm sóc, nuôi dạy các con. Các con có nên người, có đạt được công danh một phần lớn là nhờ người mẹ nhân hậu, biết vun vén việc nhà. Bà Hoàng Thị Loan chính là một người mẹ, người vợ như vậy. Thế nên bà mới nuôi dạy ra được một người con vĩ đại, vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam ta. Cậu bé Nguyễn Sinh Cung cùng các anh chị đã được học những đạo lí làm người, điều hay lẽ phải đầu tiên trong cuộc đời từ những câu hò, điệu ví mẹ ru hàng ngày, từ đó đã thấm nhuần vào tư tưởng của Người ngay từ khi còn trẻ. Bà là Những người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Thị Định – nữ tướng đầu tiên của Việt Nam

Nữ tướng Nguyễn Thị Định sinh ngày 15 – 3 – 1920 tại một gia đình nghèo ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Chôm, tỉnh Bến Tre. Ngay từ nhỏ bà đã nhận thức được cuộc sống khổ cực của nhân dân dưới ách đô hộ của chính quyền thực dân. Bà là người thông minh, nhanh nhạy và học hỏi rất nhanh. Nguyễn Thị Đinh bắt đầu tham gia vào phong trào cách mạng Đông Dương năm 1936 khi mới 16 tuổi. Những công việc đầu tiên của bà là rải truyền đơn, liên lạc, vận động nhân dân chống lại áp bức, bóc lột của chính quyền bấy giờ.

Năm 1938, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1945 bà cầm đầu hàng ngũ giành chính quyền ở thị xã Bến Tre. Trong suốt quá trình bà giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Bà chính là người tiếp chỉ đạo cuộc Đồng khởi Bến Tre đợt I năm 1960. Cuộc đấu tranh đặc biệt này nhận được sự ủng hộ và tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, nhất là những người phụ nữ. Để rồi lịch sử sau này gọi họ với cái tên đầy thân thương “đội quân tóc dài”. Sau đó bà lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch mặt trận giải phóng dân tộc tỉnh Bến Tre, hội trưởng LHPN giải phóng miền Nam, phó tư lệnh quân Giải phóng miền Nam. Năm 1968, bà được nhà nước Liên Xô trao tặng Giải thưởng Hòa bình Lê – nin.

Nữ thiếu tướng Nguyễn Thị Định

Nữ thiếu tướng Nguyễn Thị Định

Năm 1974, bà được phong quân hàm Thiếu tưởng, trở thành vị nữ tướng đầu tiên trong lịch sử nước ta. Hòa bình lập lại, bà giữ nhiều chức vụ cao trong bộ máy nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: Ủy viên trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch hội LHPN Việt Nam, phó chủ tịch hội đồng Nhà Nước,… Năm 1992, bà mất đi trong sự tiếc thương khôn nguôi của người dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Ba năm sau khi bà mất, năm 1995, nữ tướng Nguyễn Thị Định được trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đền thờ bà được đặt tại chính quê hương của bà, ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Chôm, Bến Tre.

>>>Xem thêm

Võ Thị Sáu – nữ chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi gan dạ nhất

Trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống lại thực dân và đế quốc kéo dài hàng trăm năm của nước ta, có rất nhiều sự hy sinh và mất mát. Thế nhưng những cái chết đó là những cái chết bất tử. Trong đó phải kể đến Võ Thị Sáu – người chiến sĩ cách mạng trẻ măng và cái chết đầy anh dũng của chị.

Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu sinh ra ở xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa. Gia đình chị có truyền thống cách mạng nên ngay từ khi còn nhỏ chị đã tham gia các hoạt động bí mật ở địa phương theo các anh. Mới 14 tuổi, Võ Thị Sáu đã theo các anh trốn lên chiến khu ở. Chị xung phong làm liên lạc, tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950 chị ném lựu đạn ở chợ Đất Đỏ và bị giặc Pháp bắt. Đứng trước phiên tòa bất công của bọn thực dân, chị đã hiên ngang mà tuyên bố ” Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là cái tội”. Võ Thị Sáu bị tuyên án nặng nhất Tử hình nhưng chị vẫn khẳng khái mà rằng hô “Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi”.

Võ Thị Sáu - Nữ chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, gan dạ với niềm tin chiến thắng cuối cùng của dân tộc

Võ Thị Sáu – Nữ chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, gan dạ với niềm tin chiến thắng cuối cùng của dân tộc

Toà án Pháp kết án tử hình chị mặc dù đã được nhiều luật sư biện, phản đối tuyên án với lý do chưa đủ 18 tuổi. Sau  năm thi hành án, chịu đủ mọi sự tra tấn dã man, tàn độc nhất, chị trải qua nhiều nhà tù khác nhau đều được mệnh danh là địa ngục chết chóc như nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa, Côn Đảo. Khi ở nhà tù chị vẫn tiếp tục liên lạc với các chiến sĩ cách mạng, yêu cầu đòi cải thiện đời sống của mọi người ở đây những đều không được chấp thuận. Thực dân Pháp không dám công khai xử tử hình chị mà phải lén lút thi hành án. Đứng trước họng súng quân địch, chị vẫn quả cảm, kiên cường hát vang bài Tiến quân ca.

Vì sự anh dũng của mình, ngay trước đêm hành hình, chị được kết nạp vào Đảng lao động Việt Nam và được công nhận là Đảng viên chính thức. Chị mất khi mới vừa tròn 19 tuổi, vậy nên xưng hô chị Võ Thị Sáu vẫn được lớp lớp đàn em sau này gọi với tình cảm thân thương nhất.

Tôn Nữ Thị Ninh – người đàn bà thép

Nói đến những người phụ nữ thời kì đổi mơi nổi tiếng của nước ta phải kể đến bà Tôn Nữ Thị Ninh. Bà là người gốc Huế theo gia đình sang Pháp khi mới 3 tuổi. Bà học tập ở những ngôi trường danh tiếng như đại học Sorbon (Anh), đại học Cambrige (Pháp). Năm 1972, bà về nước làm việc theo tiếng gọi của Mặt trận giải phóng dân tộc. Bà được biết đến là “người đàn bà thép” trong ngành ngoại giao với hơn 20 năm công tác.

Nhờ sự mẫn tiệp, sắc sảo cùng ý chí sắt đá, bà là cầu nối cho cho Việt Nam vươn ra cùng thế giới. Bà đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các phái đoàn của chính phủ Việt Nam lâm thời đàm phán với nước ngoài như hiệp định Paris, đại sứ Bỉ, Luxemburg. Bà giữ nhiều chức vụ như trưởng phái đoàn toàn quyền Việt Nam với liên minh châu Âu, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại liên minh châu Âu, Phó chủ tịch ủy ban đối ngoại Quốc hội, Phó chủ tịch Ủy Ban hòa bình Việt Nam,…

Tôn Nữ Thị Ninh - người đàn bà ngoại giao thép

Tôn Nữ Thị Ninh – người đàn bà ngoại giao thép

Bà gây ấn tượng đối với các phái đoàn quốc tế bởi những lập luận đanh thép, tranh luận thẳng thừng, khí khái mà đầy tính thuyết phục. Quan niệm ngoại giao của bà luôn là “tiếp thị hình ảnh đất nước”, xây dựng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Bà đã nhận được Huân chương lao động hàng nhất, huân chương bắc đẩu Bội tinh của Pháp, huân chương Leooild II (Bỉ). Bà đã xuất bản nhiều cuốn sách đúc kết những kinh nghiệm quý báu trong suốt cuộc đời mình và là trong Những người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Thị Bình – Phó chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Người phụ nữ cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu trong bài viết này đó là Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. Bà sinh năm 1927, là một trong những nữ chính trị gia nổi tiếng nhất nước ta thời kì đổi mới. Bà được thế giới biết đến là trưởng phái đoàn, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam tham gia hội nghị hòa bình 4 bên cho Việt Nam ở Paris năm 1968 – 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút kí vào hiệp định.Từ năm 1992 – 2002, bà giữ chức Phó chủ tịch nước.

Năm 2001, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình được chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh để ghi nhận những đóng góp của bà cho sự phát triển của Nhà nước ta. Sau khi nghỉ hưu, bà vẫn tham gia nhiều hoạt động như Chủ tịch quỹ bảo trợ trẻ em (2002), thành lập quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam (2003), Chủ tịch danh dự hội nạn nhân chất độc da cam/ dioxin Việt Nam (2004),…

Trên đây là những người chúng ta biết mặt, rõ tên. Nhưng còn rất nhiều người mẹ Việt Nam anh hùng dấu nỗi đau mất chồng, mất con mà tiếp tục lặng lẽ hi sinh cho ngày hòa bình lập lại, những cô gái đang tuổi trăng rằm đẹp nhất sẵn sàng hy sinh cả thanh xuân để tham gia kháng chiến. Dù có tên hay không  tất cả họ đều là Những người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam và xứng đáng được cả dân tộc tôn vinh.

2.4/5 - (34 votes)