Tìm hiểu về 3 tôn giáo lớn nhất thế giới

  Cuộc sống muôn màu

Ngay từ khi con người xuất hiện và tồn tại trên trái đất đã phải đối mặt với rất nhiều những thử thách, khó khăn về thiên tai, bệnh tật…Chính vì thế những nỗi lo sợ này là động lực tác động lên họ sự cố gắng tìm kiếm những lời giải thích để đưa ra cách khắc phục những hiện tượng trên. Tuy nhiên ngày đó khoa học xã hội chưa phát triển nên việc tìm ra một lời giải thích cũng là một vấn đề rất nan giải, vì thế mà họ chỉ biết đặt niềm tin duy nhất vào thần thánh và từ đó tôn giáo được ra đời. Trải qua nhiều những thăng trầm lịch sử thì cho đến hiện tại có rất nhiều những tôn giáo đã ra đời, trong đó có 3 tôn giáo lớn nhất thế giới và có lịch sử lâu đời nhất đó là đạo Kitô, đạo Hồi và Ấn Độ giáo.

Giới thiệu về tôn giáo

Tôn giáo tiếng Anh viết là “religion”, xuất phát từ một thuật ngữ Latin là “legere”, ý nghĩa của thuật ngữ này chính là thu lượm năng lượng siêu nhiên. Tôn giáo được hiểu đơn giản là các tổ chức và cấu trúc tín ngưỡng, nó có tính chất tâm linh và thần bí. Đây là một hình thái ý thức xã hội dựa trên các quan niệm, niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình mang tính chất thiêng liêng được chấp nhận bằng trực giác để giải thích các hiện tượng ở trần thế cũng như một thế giới khác. Hầu hết các tôn giáo đều nhận định sự tồn tại của một đấng siêu nhiên có khả năng cai trị thế giới và con người, quyết định vận mệnh của con người.

Hiện nay theo thống kê thì trên thế giới có khoảng 10.000 tôn giáo khác nhau. Trong đó các tôn giáo lớn có thể kể đến như Kito giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Do Thái giáo chiếm tới 85% dân số thể giới. Những tôn giáo này có thể có hoặc không những nét tương đồng trong nhận thức, luật lệ, nghi lễ, tâm linh,…Các tôn giáo có giáo hội riêng cùng tổ chức điều hành riêng biệt. Họ tuyên truyền đạo giáo của mình cho các giáo dân bằng hệ thống giáo lý, kinh điện tại các cơ sở tôn giáo. Mỗi tôn giáo lại chọn cho mình một nơi thờ cúng riêng, có các nghi lễ thờ cúng được tổ chức chặt chẽ.

Top 3 tôn giáo lớn nhất thế giới

Kito giáo

Kito giáo hay còn gọi với cái tên khác là Cơ Đốc giáo là một trong 3 tôn giáo lớn nhất thế giới. Nó ra đời từ thế kỉ thứ I trước công nguyên ở phía đông Roma với chế độ chiếm hữu nô lệ. Sự ra đời của đạo Kito có sự liên quan đến cuộc đời của Giêsu Christ gốc Do thái, người sáng lập ra tôn giáo này.

Chúa Kito Phục Sinh - nền tảng niềm tin của Kito giáo

Chúa Kito Phục Sinh – nền tảng niềm tin của Kito giáo

Sự phát triển của Kito giáo ở thời kỳ cổ đại và trung đại gặp rất nhiều sự cản trở, khó khăn bởi những người Do thái giáo và chính quyền đàn áp, đời sống nhân dân lúc ấy khổ cực nghèo nàn, bị áp bức đều là những nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của Kitô giáo. Đến thời kỳ cận đại – hiện đại, đế chế La Mã dần dần sụp đổ, rồi sự ra đời của giai cấp tư bản chủ nghĩa đã cải cách Kitô giáo từ đó đã phát triển tôn giáo này cho đến ngày nay.

Trải qua hơn 2000 năm hình thành và phát triển, ngày nay Kitô giáo đã đạt được những thành tựu nhất định, cụ thể là một trong những tôn giáo lớn mạnh nhất thế giới với hơn 31% dân số trải khắp toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển cũng có một số vấn đề nan giải của thêa giới hiện đại.

Nền văn hóa của Kito giáo có sự ảnh hưởng quan trọng rất lớn đối với nền giáo dục, khoa học và y học phương tây. Trong giai đoạn hiện tại, dù có thể đang tụt dốc ở châu Âu và ổn định tại Mỹ thì tôn giáo này vẫn vô cùng phát triển ở mọi nơi trên thì  giới. Sự phát triển này có thể là do một phong trào có tính cơ sở mà không phải từ sự truyền giáo từ phương tây. Song song với các nước phương tây thì ở nước ta Kitô giáo cũng đang trên đà rất phát triển.

Thánh lễ ban bí tịch khai tâm của Kito giáo

Thánh lễ ban bí tịch khai tâm của Kito giáo

Nội dung cơ bản của Kito giáo gồm:

  • Mười hai tín điều cơ bản
  • Bảy phép bí tích: rửa tội, thêm sức, thánh thể, giải tội, truyền chức thánh, hôn phối, xức dầu bệnh nhân.
  • Mười điều răn của chúa
  • Sáu điều răn của hội thánh

Ngoài những nội dung cơ bản trên còn có một số nội dung khác của Kitô giáo như giáo lý, tổ chức tôn giáo… không đề cập trong đây.

Trải qua nhiều thăng trầm trong xã hội, dù có những thay đổi theo thời gian và thời cuộc thì Kitô  giáo vẫn vô cùng vững mạnh và chiếm một vị trí không hề nhỏ trên thế giới.

>>>Xem thêm:

Đạo Hồi

Với tên gọi khác là đạo Islam ra đời vào đầu thế kỉ VII sau công nguyên. Đạo Islam khi được truyền bá vào Việt Nam đã được đổi tên thành đạo Hồi hay Hồi giáo. Theo như sách sử của Trung Hoa xưa, sở dĩ cái tên Hồi giáo này được đặt như vậy là do  nó được truyền bá vào Trung Hoa bởi một bộ lạc dân tộc Hồi Hột. Sự hình thành của tôn giáo này bắt nguồn từ những nguyên nhân về kinh tế, chính trị, tư tưởng và những chuyển biến xã hội từ chế độ nguyên thủy sang chế độ tư bản.

Đạo Hồi được sáng lập ra bởi Muhammad sinh năm 570 tại thành phố Mecca, nửa cuộc đời của ông gắn bó với việc viết về sách thánh kinh Koran và truyền bá đạo Hồi. Tất cả những ảnh hưởng đến cuộc đời của ông đều được lưu truyền và in dấu ấn trong thế giới đạo Hồi cho tới ngày nay.

Một thánh đường đạo Hồi nơi diễn ra các nghi lễ thánh quan trọng

Một thánh đường đạo Hồi nơi diễn ra các nghi lễ thánh quan trọng

Hiện nay, Hồi giáo nằm trong 3 tôn giáo lớn nhất thế giới, là tôn giáo có lượng tín đồ đứng thứ hai trên thế giới (sau Kitô giáo) với hơn 1,3 tỉ tín đồ có mặt ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. Nước có số người theo Hồi giáo đông nhất hiện nay đó là Indonesia ở khu vực Đông Nam Á chứ không phải là khu vực Trung Đông như nhiều người tưởng tượng và số tín đồ tham gia ở đấy nước này chiếm 87% dân số. Mặc dù đạo Hồi là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới nhưng hệ thống tổ chắc giáo hội quốc tế và hệ thống phẩm trật chức sắc lại không có mà thay vào đó lại chỉ có các giáo sĩ đảm nhận những trức trách như Khalifat, Mufti, Naep, Hakim, Ahly, Tuôn…

Nguyên nhân của Hồi giáo không có tổ chức giáo hội quốc tế là do từ khi Muhammad qua đời nội bộ bên trong xảy ra sự tranh chấp về quyền lực. Do vậy, sau này Hồi giáo phải chia ra thành các hệ phái, các dòng khác nhau thậm chí cho đến nay hồi giáo vẫn không có người thừa kế ngôi vị Khalifat.

Giáo hoàng Francis

Giáo hoàng Francis

Những năm từ thập niên 70 của thế kỉ XX trở lại đây, với sự không ngừng gia tăng số lượng tín đồ Hồi giáo trên thế giới đã làm thay đổi dạng thức ban đầu thời Muhammad sang thành những cộng đồng ngăn cách bởi chế độ xa hội của mỗi quốc gia. Song song với nó, đạo Hồi cũng dần phát triển mối tương quan giữa những tín ngưỡng tôn giáo khác và vì vậy các nước có số lượng theo đạo Hồi cho xu hướng thành lập tổ chức gắn liền với lãnh thổ từng nước nhằm kết hợp các hoạt động tôn giáo với đời sống nhân dân.

Giống như những tôn giáo khác, giáo lý của Hồi giáo cũng bao gồm những quan niệm về thế giới và con người. Tuy nhiên giáo lý của đạo Hồi lại chứa đựng những yếu tố tin ngưỡng của người Ả rập cổ đại, cơ sở dựa vào niềm tin của người dân với Thượng Đế Allah và thiên sứ Muhammad. Đặc biệt hơn đó là tin vào sự vinh cửu của kinh Qur’an và luật Sariat.

Ấn Độ giáo

Ấn độ giáo, một trong 3 tôn giáo lớn nhất thế giới hay còn gọi là Hindu giáo là một trong những tôn giáo lớn đứng thứ 3 trên giới với khoảng hơn 1,1 tỉ tín đồ (chiếm 16 %) trên khắp thế giới, trong đó, Ấn độ là nước có số dân theo đạo Hindu đông nhất thế giới. Mặc dù có số tín đồ ít hơn hai tôn giáo Kitô giáo và Hồi giáo nhưng đây lại là tôn giáo có lịch sử lâu đời nhất hiện nay. Không giống như những tôn giáo khác, Ấn độ giáo không có một ai sáng lập trong lịch sử mà đã dần phát triển qua nhiều nguồn khác nhau như:

 

Ấn Độ giáo - tôn giáo có lịch sử lâu đời nhất thể giới

Ấn Độ giáo – tôn giáo có lịch sử lâu đời nhất thế giới

  • Nền văn hóa thời cổ đại đã để lại những dấu vết như hòn đá và hình vẽ trâu bò trên các vách hang động, những điều này biểu thị nguồn gốc thần thánh của loài động vật này.
  • Nền văn minh thung lũng Indus đã từng rất phát triển và hiện nay tại các thành phố Harrapa, Mohenijo-Daro thì nền văn minh đã đạt những thành tựu lớn. T heo như các giả thuyết gần đây thì những người này mang theo đời sống tâm linh bao gồm cả  hỏa thiêu để tế thần do các thầy tu điều khiển và một hệ thống thánh ca, thơ chung gọi là kinh Vệ Đà.

Bản kinh chính được xem là quan trọng nhất của Ấn độ giáo là kinh Vệ Đà: Upanishads, Mahabharata và Ramayana. Nội dung bên trong những quyển kinh này là những bài thánh ca ,bài thơ, câu thần chú, nghi lễ, những triết lý sống và niềm tin của  người Hindus trong những câu chuyện. Ngoài ra còn có một số các bản kinh khác cũng được dử dụng như kinh Bà La Môn, kinh điển và Aranyakas. Đạo Hindu tôn thờ rất nhiều các vị thần, trong đó có ba vị quan trọng nhất là thần Shiva( đấng tạo hóa), thần Vishnu ( đấng bảo vệ muôn loài ) và Brahma. Hầu hết những ai đã theo đạo Hindu thì hết sức tin và sùng đạo, họ thờ cúng hàng ngày tại nhà và thường xuyên đến đền.

Akshardham là tổ hợp đền thờ Hindu giáo nằm ở thành phố Delhi, nổi tiếng với sự hoành tráng và vẻ đẹp kiến trúc

Akshardham là tổ hợp đền thờ Hindu giáo nằm ở thành phố Delhi

Nền văn hóa, phong tục của Ấn độ giáo cũng rất phong phú và mỗi một phong tục lại mang một ý nghĩa khác nhau:

  • Chắp hai tay lại khi giao tiếp thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa những đối tượng giao tiếp.
  • Shikha: khi cạo tóc họ sẽ để lại một lọn tóc trên đỉnh đầu để thể hiện sự đạo hiếu với người đã khuất hoặc với thần linh.
  • Tilak: Chấm đỏ lên ấn đường được xem là một vị trí liên quan quan đến thần linh cực kỳ quan trọng của cơ thể con người.
  • Sindoor: dùng bột màu đỏ vẽ lên đường chính giữa tóc người phụ nữ thể hiện là đã có chồng hay chưa.
  • Ăn thịt bò, thịt heo là điều cấm kỵ bởi những người theo đạo này cho rằng đây là điều sai trái khi đụng đến thần linh và họ sẽ bị trừng phạt, gặp điều xui xẻo.

Ngoài ra còn rất nhiều các phong tục kỳ lạ của Ấn Độ giáo mà một số tôn giáo khác không có.

Trên đây là một số tóm lược về 3 tôn giáo lớn nhất thế giới khi vừa có lượng số tín đồ tham gia đông vừa có sự hình thành từ rất lâu đời mà vẫn tồn tại và phát triển vượt bậc cho đến ngày nay. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm cho độc giả biết thêm về những thông tin hữu ích và thú vị của các tôn giáo này.

5/5 - (7 votes)